Nước biển dâng nhanh quanh các đảo Thái Bình Dương

Mực nước biển dâng ở Thái Bình Dương đang vượt xa mức trung bình toàn cầu, khi biến đổi khí hậu gây ra tình trạng lũ lụt ven biển và xói mòn nhanh chóng, đe dọa các quốc đảo thấp.

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), tác động của nước dâng đối với nhiều đảo ở Thái Bình Dương là đặc biệt nghiêm trọng, vì độ cao trung bình của các hòn đảo so với mực nước biển chỉ khoảng một hoặc hai mét và phần lớn dân cư sống ở những khu vực ven biển.

Ở nhiều nơi phía tây Thái Bình Dương nhiệt đới, mực nước biển đã dâng khoảng 10–15 cm, gần gấp đôi tốc độ toàn cầu được đo kể từ năm 1993. Ở vùng trung tâm Thái Bình Dương nhiệt đới, WMO báo cáo rằng mực nước biển đã dâng khoảng 5–10 cm.

Mực nước dâng cao khiến nhiều hòn đảo bị nhấn chìm, người dân phải sơ tán.

Những phát hiện này là một phần của Báo cáo Tình hình Khí hậu 2023 ở Tây Nam Thái Bình Dương, được Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres và Tổng thư ký WMO Celeste Saulo công bố tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương.

Cũng theo WMO, các đợt nắng nóng trên biển đã tăng gấp đôi tần suất kể từ năm 1980, vừa dữ dội hơn vừa kéo dài hơn. Điều này gây hại cho cá và hệ sinh thái biển, đồng thời cũng gây ra tình trạng san hô bị tẩy trắng hoặc chết hàng loạt.

Nhiệt độ nước biển và bề mặt biển ấm hơn cũng có thể cung cấp năng lượng cho các cơn bão. Cơ quan này nhấn mạnh nhiệt độ tiếp tục tăng trên khắp hành tinh là điều không thể tránh khỏi và sẽ tiếp tục trong nhiều thế kỷ do sự hấp thụ nhiệt sâu của đại dương và các sông băng tan chảy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.