Ninh Bình xây dựng 'Thành phố sáng tạo'

Trở thành thành phố sáng tạo là một trong những mục tiêu quan trọng đã được Ninh Bình đặt ra trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, Ninh Bình còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, vùng đất của những kỳ quan, lịch sử lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm, sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng cư dân đã để lại cho Ninh Bình nguồn di tích, di sản, di vật, cổ vật đồ sộ, có giá trị khoa học, lịch sử, thẩm mỹ đặc sắc mà nổi bật là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An. Lợi thế này chính là nguồn lực, chất liệu quan trọng để khai thác và phát triển các lĩnh vực liên quan đến kinh tế di sản như ẩm thực, thiết kế, thời trang, tổ chức sự kiện…

Đạo diễn sân khấu Lê Văn Khang cho biết: "Có rất nhiều đề tài hay nội dung mà chúng tôi có thể khai thác được, từ cảnh vật thiên nhiên, con người, văn hóa. Tất cả mọi thứ cộng hưởng để Ninh Bình trở thành vùng đất có thể khai thác sâu về văn hóa, để chúng ta mang những di sản, giá trị văn hóa trong đời sống đến với du khách".

Mới đây, tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học tham vấn nghiên cứu, đánh giá tiền khả thi về khả năng gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của Unesco và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tỉnh Ninh Bình.

Tỉnh đã sớm xác định, dựa trên nền tảng di sản văn hóa, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa mới của khu vực đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, xây dựng lộ trình gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo giai đoạn tiếp theo dựa trên các lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng bền vững.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Ninh Bình, cho biết: "Những sự kiện văn hóa sẽ đem lại những hiệu quả to lớn trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, thu hút du khách đến với Ninh Bình nói riêng cũng như là khách đến với Việt Nam nói chung".

Để nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh đã và đang xây dựng những định hướng chiến lược cụ thể nhằm biến di sản thành tài sản, biến giá trị văn hóa thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. Trong thời gian qua, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện nhằm đưa du lịch và công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trở thành thành phố sáng tạo sẽ mở ra những cơ hội, tiềm năng để tỉnh Ninh Bình khẳng định vị thế trong nước và trên trường quốc tế, từ đó khai thác tốt các giá trị, tài nguyên quý giá, hướng tới sự phát triển bền vững, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Hiện nay, “Thành phố sáng tạo” được hiểu là nơi mà nguồn tài nguyên chính là tính sáng tạo của người dân dựa trên các giá trị văn hóa-lịch sử-tài nguyên thiên nhiên của địa phương để tạo ra của cải cho thành phố và xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.