Những chiếc thuyền cổ trong Bảo tàng Phạm Huy Thông
Bảo tàng khảo cổ học tàu thuyền Phạm Huy Thông, nơi lưu giữ 22 chiếc thuyền cổ từ thời Đông Sơn, nằm tại xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. Bảo tàng do Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á sáng lập và xây dựng.
Tiến sĩ Nguyễn Việt chia sẻ: "Năm 2001, với tư cách là Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, tôi đã ra quyết định thành lập Bảo tàng Phạm Huy Thông. Đây là một dạng hình thức bảo tàng nằm trong một cơ quan nghiên cứu, không giống các bảo tàng phải đăng ký qua Sở Văn hoá hoặc Bộ Văn hoá".
Nói về cơ duyên xây dựng Bảo tàng, Tiến sĩ Nguyễn Việt chia sẻ đã có một bảo tàng từng ở Hà Nội và sau đó ở Quảng Ninh. Khi bắt đầu phát hiện các con thuyền, phạm vi diện tích bảo tàng tại Quảng Ninh đã không còn phù hợp. Do đó, ông quyết định dời cơ quan và xây dựng bảo tàng tại địa điểm hiện tại từ năm 2017.
Con thuyền có giá trị nhất tại bảo tàng cho thấy kỹ thuật đóng thuyền rất cao của thời Đông Sơn, bằng cách khoét thân gỗ làm thuyền độc mộc. "Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc trang trí của người xưa ở vị trí đuôi thuyền rất đẹp. Trên mạn thuyền có các lỗ chốt. Đây là con thuyền có giá trị rất cao, cũng mong rằng đây là di sản tàu thuyền của đất nước", Giám đốc Bảo tàng cho biết thêm.
"Kết quả phân tích địa hoá đã cho thấy rằng hàm lượng axit trong môi trường chôn các thuyền và thân cây khoét rỗng là tương đối cao. Độ ph đo được từ 3-4. Cách bảo quản tốt nhất là cho chúng trở lại môi trường mà chúng đã tồn tại", Tiến sĩ Nguyễn Việt giải thích về cách bảo tồn những tàu thuyền cổ.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0