Những căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn ‘huyền thoại’

Ở TP.HCM có một quán cà phê ngay tại Di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn. Khách đến đây vừa uống cà phê, ăn cơm tấm vừa khám phá những vết tích của lực lượng Biệt động Sài Gòn “huyền thoại” năm xưa.

Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn nằm tại căn nhà số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM. Đây là một trong những căn nhà năm xưa được chiến sĩ biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế) chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Để sống trong lòng địch, căn nhà được giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn bán cà phê, cơm tấm, nhưng thực chất là để nuôi giấu cán bộ, cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật ra chiến khu. Và đến giờ, những hoạt động bán buôn như xưa vẫn được thực hiện tại địa chỉ này, còn bên trong vẫn lưu giữ những vết tích của Biệt động Sài Gòn.

Anh Trần Trọng Nghĩa, Giám đốc Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, cháu nội Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai chia sẻ: “Khi đi lên lầu, chúng ta có thể tham quan hai căn hầm nổi. Một căn hầm nằm ở bên dưới tấm ván gỗ được che giấu hoàn toàn bằng tấm ván, do ông nội mình đã đào bằng việc mượn vách tường nhà kế bên của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một vị tướng của chế độ cũ, bởi vậy ta mới nói, nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn nhất. Căn hầm thứ hai dưới tủ quần áo, dùng để trú ẩn và trốn thoát ra ngoài khi phát hiện ra có động hoặc là địch kéo đến”.

Các công cụ đào những căn hầm bí mật của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai cũng được gìn giữ và trưng bày tại quán cà phê này. Ngoài hai căn hầm nổi, trong căn bếp nhỏ tại đây còn có hai hộp thư bí mật. Một ở dưới cây cột nhà, một ở dưới viên gạch bông.

“Khi đó, các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn sẽ giả làm khách ăn cơm tấm, uống cà phê và họ có những mật hiệu để nhận biết người của ta như bẻ đôi cây tăm hoặc là xếp chéo cây tăm đặt trên bàn. Khi họ đi vào nhà bếp cứ như đi vào nhà vệ sinh hoặc rửa tay, họ sẽ cúi xuống mở viên gạch bông lên đặt thư vào một cách dứt khoát, nhanh nhẹn”, anh Trần Trọng Nghĩa chia sẻ thêm.

Bà Nguyễn Thị Lành, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Tân Phú, TP.HCM cho hay: “Ở đây làm cho con người ta không ngờ rằng, trong thời buổi khó khăn mà các đồng chí, các cô bác đã anh dũng, sáng tạo, mưu trí để có những hoạt động bí mật trong lòng địch như vậy, không ai ngờ đến”.

Từ những chiếc lon dùng để cất giấu thư mật, điện thoại, máy đánh chữ, máy chụp hình, cả những tờ tiền… tất cả đều là những kỷ vật của lực lượng Biệt động Sài Gòn “huyền thoại”. Đến đây, du khách như đi ngược thời gian về với những năm 40 của thế kỷ trước… nơi mà ở đâu, người ta cũng có thể tìm thấy “lịch sử”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 25/4. Với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát động đợt tuyên truyền cao điểm trên toàn quốc với chủ đề "Hòa bình đẹp lắm" - lời nhắc nhở sâu sắc về giá trị thiêng liêng của hòa bình, độc lập, thống nhất.

Tử hình là mức án cao nhất dành cho hai bị cáo trong đường dây vận chuyển, tổ chức sử dụng ma túy trái phép ở Bình Phước.

Hội đồng Đội Trung ương đã phát động cuộc thi thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ ở trường tiểu học Trung Yên, Hà Nội với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” vào sáng nay, 25/4, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Hà Nội đã phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức sự kiện "Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới" vào hôm nay, 25/4.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Kaysone Phomvihane và thăm quan bảo tàng Chủ tịch Kaysone Phomvihane tại Thủ đô Vientiane vào sáng 25/4.