Nhiều vướng mắc khi chuyển đổi nhà tái định cư sang NƠXH

Chuyển đổi nhà tái định cư, nhà ở sinh viên… sang làm nhà ở xã hội từng được xem là giải pháp trúng hai đích khi vừa tăng nguồn cung nhà ở xã hội, vừa tránh lãng phí tài sản công. Tuy nhiên, kết quả không như mong muốn.

Nhà tái định cư, nhà ở sinh viên, xây dựng bằng ngân sách, chịu sự quản lý theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Do vậy, khi chuyển đổi sang nhà ở xã hội để bán sẽ phải xác định giá trị tài sản, lên đơn giá làm cơ sở định giá.

Trong khi đó, tổ chức nào có trách nhiệm, thành phần tham gia ra sao, việc xác định và thẩm tra như thế nào… chưa có quy định rõ ràng.

Một khó khăn khác dễ nhìn thấy là diện tích xây dựng. Theo qui định, nhà ở xã hội có tiêu chuẩn xây dựng không quá 70m2. Trong khi 70% căn hộ tái định cư hiện nay có diện tích lớn hơn.

Tình trạng nhà tái định cư hiện nay.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết: "Nhà ở xã hội có diện tích từ 25 đến 70m2 nhưng những căn hộ này 70 % là diện tích hơn 70m2, vậy khi chuyển về nhà ở xã hội có phù hợp với luật hay không?

Kế tiếp là thành phố cũng nên dự trữ dự phòng một số quỹ nhà để khi thực hiện các dự án trong tương lai về giải tỏa đền bù tái định cư, có quỹ nhà sẵn để đẩy nhanh tiến độ mà thực hiện các dự án".

Tình trạng một dự án nhà tái định cư chuyển sang nhà ở xã hội chậm tiến độ.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp tội BĐS Việt Nam, cho rằng: ''Một dự án nhà tái định cư sau khi đã hoàn thành 12 tháng mà không đưa vào sử dụng được thì nên có qui định được chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội.''

Ông Nguyễn Văn Đính đưa ra mốc thời gian 12 tháng để nhà tái định cư có thể chuyển sang NƠXH.

Thống kê cho thấy Hà Nội hiện có khoảng 4.000 căn hộ thuộc nhiều dự án tái định cư, nhà sinh viên… bị bỏ hoang, hoặc không có người dân về ở, gây ra sự lãng phí lớn.

Tuy nhiên, chính sách và các thủ tục là nguyên nhân khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội của các khu nhà này, dù nhận sự đồng thuận cao, nhưng kết quả không khả quan.

KTS Trần Huy Ánh cho rằng nên thử nghiệm chuyển đổi từ quy mô nhỏ.

KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng: "Việc chuyển vốn ngân sách thì có một quy trình khá chặt chẽ và phức tạp cho nên cũng không thể nào dễ dàng chuyển đổi được. Nếu mà dễ quá thì sẽ rất dễ để nhiều nhóm lợi ích tham gia vào. Chúng ta hãy làm thử nghiệm từ quy mô nhỏ".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 14/4 về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị GN(C) tỷ lệ 1/5000 tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Bộ Xây dựng đang trong quá trình lấy ý kiến, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho phát triển nhà ở xã hội.

Nhu cầu vay vốn để phát triển trong giai đoạn tiếp theo của các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn nhưng việc tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng lại không hề dễ dàng, bởi lẽ có quá nhiều rào cản, người dân cũng không mặn mà với những gói vay này.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1909 cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Hà Nội đặt mục tiêu rút ngắn tối thiểu 60% thời gian xử lý thủ tục hành chính và hỗ trợ phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, so với quy định hiện hành.

Nhiều doanh nghiệp BĐS vẫn gặp khó khăn trong quá trình phục hồi và phát triển do chưa tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, bên cạnh các rào cản về thủ tục và điều kiện vay vốn.