Gói cho vay nhà ở xã hội tăng lên 140 nghìn tỷ
Từ tháng 4/2023, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà xã hội, nhà ở công nhân được kỳ vọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây một triệu căn nhà ở xã hội đến 2030. Tuy nhiên, sau một năm triển khai, kết quả giải ngân rất thấp.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, quy định đối tượng thụ hưởng phức tạp khiến người dân gặp khó khăn khi vay ưu đãi. Bộ Xây dựng đánh giá lãi suất gói vay ưu đãi vẫn cao, trong khi thời gian cho vay ngắn nên chưa thu hút được các doanh nghiệp, người dân vay vốn.
Trong báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói vay ưu đãi mới cho người mua nhà xã hội với lãi vay thấp hơn 3-5% lãi suất vay thương mại, kỳ hạn vay 10-15 năm. Mức lãi đề xuất này thấp hơn gói tín dụng ưu đãi đang thực hiện (thấp hơn 1,5-3% lãi vay thương mại).
Ngân hàng Nhà nước cho biết gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm là do nhiều địa phương vẫn chưa công bố danh mục nhà ở xã hội (mới có 34/63 địa phương công bố). Trong số 78 dự án nhà ở xã hội đã được các địa phương công bố, nhiều dự án chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn. Một số dự án khi được ngân hàng tiếp cận lại đang gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý (vướng mắc về thủ tục giải phóng mặt bằng, chưa khởi công…) nên chưa đủ điều kiện để ngân hàng cho vay.

Ngân hàng Nhà nước đang trình phương án sửa đổi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng theo hướng ưu đãi hơn cho người mua nhà. Riêng chính sách cho vay với chủ đầu tư sẽ giữ nguyên như hiện tại.
Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại và tập đoàn kinh tế lớn có tiềm lực tham gia hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, trước hết là cho người mua nhà vay, sau là các chủ đầu tư xây dựng những dự án nhà ở xã hội, với lãi suất tích cực nhất.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa đề nghị các tỉnh, thành phố đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai 2024 và đề xuất các vướng mắc để xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung.
Người dân ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng không được chính quyền cơ sở xử lý kịp thời.
22 thửa đất tại 2 xã Hợp Tiến và Lê Thanh vừa được huyện Mỹ Đức đấu giá thành công với mức giá cao nhất 25,3 triệu đồng/m².
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, dừng thi công nếu phát hiện các vi phạm về an toàn xây dựng trên công trường xây dựng.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội chi nhánh số 1 cho biết, đã thí điểm việc phân “luồng xanh” để xử lý hồ sơ đất đai nhằm giảm áp lực về việc tập trung đông người.
Trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội, đặc biệt là ở phố cổ hay các "địa điểm vàng" để kinh doanh, tình trạng nhiều cửa hàng, mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê tiếp tục diễn ra.
0