Nhiều sinh viên đại học mong muốn về làm công chức xã
Cán bộ cấp xã cần phải có bằng đại học, đây là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm khi bàn về chất lượng cán bộ cấp cơ sở sắp tới. Trước yêu cầu này, việc tận dụng lực lượng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy được xem là đáp ứng đúng và đủ điều kiện. Điều này cũng phù hợp với định hướng giáo dục của nhiều trường và cũng là mong muốn của nhiều sinh viên.
Một tiết học về Bảo hiểm xã hội của sinh viên Khoa Luật, Học viện Hành chính và quản trị công, là một trong số nhiều nội dung học thiết thực mà các em được học trong nhà trường.
Nguyễn Thủy Linh đang là sinh viên năm cuối, Khoa Luật, Học viện Hành chính và quản trị công. Với những kiến thức được học trên giảng đường, định hướng của Linh và nhiều bạn đồng trang lứa khác là mong muốn được làm công chức tại một phường của Hà Nội sau khi tốt nghiệp.
Thủy Linh chia sẻ: "Mong muốn của em khi tốt nghiệp là có thể đảm nhận được vị trí công việc, cán bộ tại phòng tư pháp, phòng kinh tế đất đai trong UBND cấp xã. Đấy chính là nguyện vọng của em khi được học tập và phát triển tại ngôi trường này".
Theo phương án sắp xếp địa giới hành chính mới sau khi bỏ cấp huyện, cả nước dự kiến còn khoảng 5.000 xã, phường. Mỗi xã giờ đây có quy mô tương đương một quận, huyện thu nhỏ. Điều này đỏi hỏi trình độ của cán bộ cấp xã ở mức cao hơn, để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Sinh viên được đào tạo bài bản, chính quy về công tác quản lý nhà nước, và công tác Đảng được xem là nguồn lực phù hợp cho các vị trí này.
PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh - Trưởng Khoa Luật, Học viện Hành chính và quản trị công cho biết: "Chúng tôi sẽ khảo sát đối với nhu cầu các bộ ngành, các doanh nghiệp và đối với sinh viên đã ra trường, sinh viên đang học để chúng tôi có một chương trình đào tạo đổi mới, phục vụ người học tốt nhất. Chúng tôi cũng sẽ kết hợp với khối kiến thức về kiến thức về lý thuyết kết hợp kỹ năng và lấy người học làm trung tâm".
Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang áp dụng đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về làm công chức tại xã, phường, thị trấn. Trong bối cảnh yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ngày càng được yêu cầu cao hơn, điều này được xem là phương án phù hợp, vừa để tránh lãng phí nguồn lực chất lượng cao, vừa là hướng đi đúng để các trường có hướng đào tạo phù hợp với thực tiễn.


17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.
Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.
Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
0