Nhiều nhà chờ xe buýt ở Hà Nội đang xuống cấp
Sự nhếch nhác, lộn xộn diễn ra tại trạm trung chuyển xe buýt Long Biên - nhà chờ từng được coi là đẹp và quy mô nhất Thủ đô. Nay, từ công năng phục vụ hành khách đi xe buýt, nhà chờ này đang "kiêm nhiệm" thêm vai trò là nơi tá túc, ngủ nghỉ của nhiều người.
Không những vậy, trạm chờ lớn nhất thành phố đang bất đắc dĩ biến thành đường tắt của nhiều người dân. Để tránh phải đi vòng xa, không ít người chọn cách leo lên vỉa hè của nhà chờ.

Trạm trung chuyển Long Biên không phải là trạm chờ duy nhất trong nội đô Hà Nội đang dần xuống cấp. Theo dự kiến, năm 2027, khi thành phố thực hiện hạn chế phương tiện cá nhân, giao thông công cộng, trong đó có xe buýt sẽ đóng vai trò chủ đạo. Phát triển mạng lưới buýt cần song song với phát triển hạ tầng và trạm trung chuyển. Nhà chờ là một yếu tố quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng.
Ngoài việc nâng cao chất lượng phương tiện, giảm chỉ số phát thải, thì các cơ quan chức năng cần phải đổi mới hệ thống nhà chờ, trạm chờ… tăng sức hấp dẫn của loại hình vận tải hành khách công cộng.


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
0