Nhiều giáo viên dành ngày nghỉ lễ giúp học sinh khó khăn

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, nhiều người dành thời gian này để đi du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, với những giáo viên dạy THCS, nhiều thầy cô lại lựa chọn dành thời gian này để giúp học sinh của mình ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quan trọng sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Đồng thời, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên để các em có đủ điều kiện sức khỏe và tâm lý tham gia kỳ thi.

Dù đang trong dịp nghỉ lễ, thầy Nguyễn Minh Cường, chủ nhiệm lớp 9 trường THCS Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) lại dành thời gian ít ỏi này để hướng dẫn, chỉ bảo thêm cho một số em học sinh có học lực kém, có hoàn cảnh khó khăn. Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên, mà từ nhiều năm nay thầy giáo Cường đều làm việc này.

Thầy Nguyễn Minh Cường, chủ nhiệm lớp 9 trường THCS Lĩnh Nam dành thời gian nghỉ lễ để hướng dẫn, chỉ bảo thêm cho một số em học sinh có học lực kém, có hoàn cảnh khó khăn.

Giáo viên Nguyễn Minh Cường – Trường THCS Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai chia sẻ: "Còn rất ít thời gian để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng THPT. Lớp tôi còn một số em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình không muốn các em thi. Tôi hiểu vì nhiều gia đình còn không có tiền cho con đi học, tôi động viên gia đình các em, đồng thời giúp các em bù đắp kiến thức bị hổng".

Còn với nhà giáo Trần Lệ Khanh, dù đang giữ trọng trách hiệu trưởng trường THCS Lĩnh Nam, tuy nhiên, do thiếu nhân sự, cô cũng đảm nhiệm thêm vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp 9A3. Nhận thấy lớp học có những học sinh không muốn thi THPT, cô cũng tìm hiểu cặn kẽ, chia sẻ và động viên các em. Cô Khanh cũng chủ động hỗ trợ học sinh khó khăn và gia đình để các em cũng được thoải mái trong đợt nghỉ lễ, cũng như yên tâm sẵn sàng tâm thế bước vào kỳ thi THPT sắp tới.

Nhận thấy lớp học có những học sinh không muốn thi THPT, cô Khanh cũng tìm hiểu cặn kẽ, chia sẻ và động viên các em.

Với đặc trưng của địa bàn, phường Lĩnh Nam vốn là khu vực thuần nông, dân nhập cư nhiều. Nhiều hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Ngoài giờ học các con còn tham gia giúp đỡ gia đình kiếm thêm thu nhập nên việc học tập còn xao nhãng. Bởi vậy, việc giúp đỡ để các em học sinh vào được THPT cũng là trăn trở của các thầy cô giáo đang giảng dạy tại đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.