Bổ sung 27.860 biên chế giáo viên trong 2024
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2022-2023, cả nước thiếu 118.253 giáo viên các cấp, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021 - 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp trung học cơ sở tăng 1.207 người, cấp trung học phổ thông tăng 2.045 người).
Cụ thể, Thanh Hóa và Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bình Dương,... là những địa phương thiếu nhiều nhất. Trước đó, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, tháng 7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định bổ sung 65.980 biên chế giáo viên giai đoạn 2022 - 2026; trong đó, năm học 2022 - 2023, tạm giao 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập cho các địa phương.
Tuy vậy, đến tháng 5/2023, theo Bộ GD&ĐT, các địa phương mới tuyển được hơn một nửa số này (khoảng 15.540 giáo viên). Như vậy, các tỉnh thành vẫn đang còn tồn đọng trên 10.000 chỉ tiêu từ các năm cũ vẫn chưa tuyển được. Giải thích cho việc không tuyển dụng đủ giáo viên, các tỉnh cho rằng chính sách sử dụng, đãi ngộ nhà giáo còn một số bất cập, chưa tạo động lực về vật chất và tinh thần để khuyến khích, thu hút giáo viên.


Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.
Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
0