Nhiều giải pháp đẩy nhanh gói tín dụng nhà ở xã hội

Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đang được các ngành chức năng đẩy mạnh, coi đó là nhiệm vụ trong tâm, cấp bách trong năm 2025. Một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển phân khúc này là thúc đẩy gói tín dụng.

Theo Bộ Xây dựng, kết thúc năm 2024, cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn NƠXH, trong khi đó, kế hoạch đặt ra là 130.000 căn. Về nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, đến nay có 16 dự án đã được cho vay với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng, dư nợ là 1.727 tỷ đồng.

Theo đánh giá, tiến độ giải ngân gói 120 nghìn tỷ đồng còn chậm, chưa như kỳ vọng. Nguyên nhân được cho là do phụ thuộc vào các địa phương công bố các dự án đủ điều kiện tham gia. Mặt khác, đây là các khoản cho vay thông thường nên các khách hàng vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo vay vốn. Những nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp cũng khiến tiến độ giải ngân của gói tín dụng này chậm lại.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết: “Có một số doanh nghiệp vướng phải nợ xấu và chính nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến việc giải ngân. Nếu đạt chuẩn về tín dụng thì các ngân hàng không vướng gì cả. Thủ tướng cũng đề nghị với các ngân hàng có những biện pháp tháo gỡ cho từng dự án”.

Ngân hàng không thiếu tiền nhưng thiếu dự án để cho vay. Đây là một thực tế, bởi theo nhiều chuyên gia bất động sản, từ lâu nay, NƠXH luôn là một phân khúc kén chủ đầu tư. Các gói tín dụng được coi là những giải pháp khuyến khích nhưng điều kiện để tham gia lại tương đối khắt khe. Khó vay vốn nên chủ đầu tư cũng bớt mặn mà.

Ông Nguyễn Hoàng Nam -  Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần G-Home, cho hay: “Những chủ đầu tư NƠXH có dự án rồi nhưng mà đất không đồng, nên đối với ngân hàng không phải là tài sản đảm bảo. Nếu chúng ta tháo gỡ được và sổ đỏ là tài sản đảm bảo thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp làm NƠXH thuận lợi hơn”.

Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phù hợp để giảm mặt bằng lãi suất và đặc biệt là cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà xã hội với lãi suất và thời hạn vay hợp lý.

Đến nay, ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank), có thêm 5 ngân hàng (TPbank, VPBank, MBBank, Techcombank và HDBank) đăng ký tham gia chương trình với số tiền 5.000 tỷ đồng cho mỗi ngân hàng, nâng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất lên 145 nghìn tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tuyến đường Vành đai 4 (vùng Thủ đô) trải dài hơn 112km, với quỹ đất khổng lồ hai bên tuyến đường, nếu được quy hoạch và khai thác tốt sẽ là động lực mới để phát triển vùng Thủ Đô.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, minh bạch và đồng bộ tại buổi thảo luận tổ chiều ngày 10/5 về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Một khu đất rộng hàng ngàn m2 tại ngõ 37 phố Đại Đồng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai từ khi thuộc huyện Thanh Trì đã được quy hoạch làm đất giãn dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do vẫn chưa cấp được cho dân và bị biến thành bãi trông xe.

Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.

Luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở xã hội cho thuê, mua là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở.

Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.