Nhiều dự án được ‘cởi trói’ nhờ cơ chế đặc thù

Cơ chế đặc thù đã tạo động lực lớn cho các nhà đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chứng minh hiệu quả trong việc giải quyết các điểm nghẽn, các vướng mắc về pháp lý, thủ tục đầu tư, đất đai dần được tháo gỡ.

Công trường của Dự án tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa tại số 148 Giảng Võ, Hà Nội đã bắt đầu có tín hiệu của việc thi công. Dự án khu nhà ở tái định cư thuộc khu đô thị Đền Lừ III đã có lan can được thay mới. Bên ngoài tòa nhà cũng đang được sơn sửa lại với diện mạo khác hẳn so với khối bê tông cũ kỹ, xuống cấp và hoang tàn như trước đây. Đây là hai trong số 5 dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng mà UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo tháo gỡ từ cuối năm 2024. Đến nay, sau gần nửa năm triển khai, đã có những chuyển biến tích cực.
Chị Khúc Thị Nhàn - Phường Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội chia sẻ: “Có như vậy thì mới cải thiện được mỹ quan đô thị và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân”. Còn theo ông Nguyễn Chí Thanh - Hiệp hội bất động sản Việt Nam: “Cơ chế chính sách của chúng ta có rất nhiều thay đổi. Nếu như chúng ta không có cơ chế chính sách đặc thù để cho các đơn vị chuyên môn cũng như lãnh đạo hai thành phố lớn quyết định được, thì mọi thứ cứ đẩy hết lên trên. Vấn đề của địa phương mà đẩy lên trên thì nó chỉ là vấn đề thủ tục thôi. Đề xuất là do địa phương cơ mà. Rõ ràng, việc chúng ta phân cấp phân quyền là phải mạnh, như vậy mới tạo được động lực cho hai thành phố lớn hàng đầu của đất nước có cơ hội phát triển".
Không chỉ thủ đô Hà Nội, các địa phương khác cũng đang được áp dụng các cơ chế đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án “treo”, chậm triển khai. Đặc biệt, từ 1/4, Nghị định số 76 của Chính phủ quy định chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa đi vào thực thi. Đây chính là cơ hội để các dự án treo được hồi sinh.
Tại TP.HCM, Dự án 39 bến Vân Đồn, sau một thời gian “án binh bất động”, dự kiến, trong tháng 4/2025, hàng ngàn cư dân sẽ được làm thủ tục cấp sổ hồng sau khi chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính và các thủ tục khác liên quan.
Bà Nguyễn Thị Thúy Nga - Cư dân chung cư The Tresor - Quận 4 - TP.HCM chia sẻ: "Từ năm 2017 đến nay, cư dân chúng tôi liên tục nằm trong trạng thái chờ vô định. Gần đây, chúng tôi thấy Nghị định của Nhà nước, của Quốc hội đưa ra là sắp tới sẽ gỡ vướng cho tòa nhà 39 bến Vân Đồn thì chúng tôi đang rất phấn khích và phấn khởi". Ngoài ra, khu đất 30,2 ha tại phường Bình Khánh với tên thương mại The Water Bay, khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc - LakeView City và dự án New City cũng đã được gỡ vướng.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng - Chuyên gia kinh tế cho biết: "Đây là một trong những minh chứng về việc tháo gỡ ách tắc về pháp lý trong nhiều năm qua. Chủ đầu tư và đặc biệt là người dân ở trong những căn hộ chung cư sẽ có cơ hội sở hữu căn hộ riêng của mình mà họ đã bỏ tiền ra từ nhiều năm nay, cũng là tiền đề để các dự án khác kỳ vọng vào cơ sở pháp lý".

Với những chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhiều dự án “treo”, chậm tiến độ đã và đang được tháo gỡ, nguồn lực đất đai được đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, tránh lãng phí trong nhiều năm qua, dòng vốn dần được khơi thông, tránh khiếu kiện khéo dài khi người dân nộp tiền mua nhà nhưng sau nhiều năm vẫn chưa được nhận nhà.

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo: "Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài, đề xuất phương án xử lý và xác định rõ thẩm quyền xử lý đối với từng công trình, dự án, không để đùn đẩy trách nhiệm, sớm đưa công trình, dự án vào khai thác, sử dụng và hoàn thành phương án xử lý trước 30/6/2025”.

Cơ chế đặc thù đóng vai trò then chốt trong việc tháo gỡ các nút thắt pháp lý, khơi thông nguồn lực cho các dự án bất động sản đang gặp vướng mắc. Nhờ đó, các dự án có thể đẩy nhanh tiến độ triển khai, giảm thiểu chi phí phát sinh do chậm trễ. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển mà còn góp phần tăng nguồn cung cho thị trường, ổn định giá cả và bảo vệ quyền lợi của người mua nhà. Đồng thời, việc giải quyết các vướng mắc còn giúp tăng tính minh bạch, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.