Tháo gỡ vướng mắc cho những khu 'đất vàng' tại Hà Nội
Với mặt tiền kéo dài hàng trăm mét trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), khu "Cao Xà Lá" là cơ sở sản xuất của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng, Công ty Xà phòng Hà Nội và Công ty Thuốc lá Thăng Long.
Theo Quyết định vào năm 2016 của UBND TP. Hà Nội, sau khi di dời các cơ sở sản xuất, khu đất này sẽ được xây dựng dự án khu chức năng đô thị với quy mô dân số 46.000 người, có diện tích khoảng 110.000 m².
Sau hơn 14 năm chậm triển khai, mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã đốc thúc, tháo gỡ vướng mắc cho dự án này, mở ra nhiều kỳ vọng mới cho người dân trong khu vực.
Ông Trần Văn Minh (phường Hàng Bột, quận Đống Đa) cho biết: “Tôi rất hoan nghênh chủ trương của thành phố. Cuộc sống của người dân sẽ được nâng lên và nó sẽ văn minh, hiện đại hơn”.
Cũng trong cuộc họp vừa qua, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu phải xử lý dứt điểm dự án “đất vàng” tại số 94 Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng).
Được biết, lô đất này do Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội quản lý. Theo chủ trương di dời nhà máy ra khỏi nội đô, từ năm 2013, UBND TP. Hà Nội đã giải phóng mặt bằng, chủ trương xây dựng trường học.
Song, sau hàng chục năm, dự án vẫn bị bỏ không lãng phí, cỏ dại mọc um tùm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người dân. Vậy nhưng, khi biết thông tin Thành phố sắp tháo gỡ vướng mắc cho dự án này, nhiều người dân rất vui và đặt nhiều hy vọng về một trường học sắp được hình thành trên địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Hoàn (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng) bày tỏ: “Để khu đất không thế này quá phí phạm. Nếu mà xây trường học thì con cái, các cháu được học ở đây thì mừng quá, thứ nhất là gần, thứ hai là phương tiện đưa đón cũng thuận tiện”.
Hiện nay, Hà Nội đang đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố; đồng thời, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tháo gỡ những nút thắt để khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Anh Lê Văn Long, Chuyên gia bất động sản cho biết: “Ở vấn đề pháp lý và quản trị, chúng ta sẽ rà soát thông tin minh bạch của các dự án, đặc biệt xử lý cơ chế thật là mạnh tay, áp dụng thu hồi nếu dự án chậm triển khai quá hai năm. Ngoài ra, chúng ta có thể đánh thuế đất bỏ hoang. Còn đối với giải pháp thị trường đầu tư, chúng ta có thể kêu gọi chuyển đổi mục đích sử dụng một cách linh hoạt hơn hoặc tái thiết cơ cấu dự án”.
Ông Nguyễn Minh Giang, Chuyên gia bất động sản cho biết: “Khi những dự án 'đất vàng' được tái triển khai sẽ mang lại giá trị rất lớn cho người dân trong khu vực. Những dự án đó sẽ đáp ứng một phần về nhu cầu lao động của người dân cũng như các nhu cầu về tiêu dùng, mua sắm, từ đó góp phần tăng trưởng GDP trong khu vực nói riêng cũng như của thành phố nói chung”.
Khởi động lại dự án đủ điều kiện sẽ góp phần tái thiết đô thị, bổ sung nguồn cung cho thị trường bất động sản. Kiên quyết thu hồi đất bỏ hoang để xây dựng trường học, công viên cây xanh không chỉ giải bài toán lãng phí nguồn lực đất đai mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0