Nhật Bản thoát khỏi suy thoái kinh tế

Hôm nay, dữ liệu sửa đổi chính thức được công bố, giúp Nhật Bản thoát suy thoái kỹ thuật. Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trở lại trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái. Động lực thúc đẩy là nhờ chi phí đầu tư vào các tài sản cố định tăng mạnh. Tuy nhiên, con số điều chỉnh vẫn tăng yếu hơn so với ước tính và tiêu dùng cá nhân vẫn còn yếu.

Ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) có thể bình thường hóa lãi suất sớm nhất trong cuộc họp ngày 18-19/3 tới. Trong khi đó, các công ty đang sẵn sàng cho đợt tăng lương lớn nhất trong vòng 31 năm qua, sau cuộc đàm phán lương mùa xuân giữa Liên đoàn Lao động Nhật Bản và doanh nghiệp.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản quý IV tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 1,1% trong cuộc thăm dò của Reuters. Dữ liệu tạm thời của tháng trước cho thấy GDP giảm 0,4%. Trước đó, nền kinh tế nước này đã giảm 3,3% trong quý III.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.