Nhật Bản phát triển giống lúa chịu nhiệt
Chính quyền địa phương ở Saitama, Tokyo, một trong những vùng nóng nhất cả nước, hy vọng khoa học có thể giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt lúa gạo trong tương lai.
Vì vậy Nhật Bản đang thúc đẩy nhiều dự án trên toàn quốc nhằm phát triển nhiều loại cây lúa chịu nhiệt.
Ông Naoto Ooka, quản lý tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp tỉnh Saitama, chia sẻ: "Khi chúng ta ngày càng hiểu biết về công nghệ nông nghiệp, nhiệm vụ quan trọng sẽ là cải thiện hơn nữa khả năng chịu nhiệt của giống lúa hiện tại bằng cách lai tạo chúng với các giống có khả năng chịu nhiệt cao".
Tại Trung tâm, các nhà nghiên cứu sưu tầm hạt giống từ khắp Nhật Bản, trồng trọt và lai giống để tạo ra nhiều loại lúa có thể chịu được nhiệt độ tăng cao. Giống lúa Emihokoro, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, là nỗ lực của trung tâm trong việc tạo ra một vụ mùa chất lượng cao hơn dù trong điều kiện bất lợi.

Nhật Bản nhập khẩu hơn 60% nguồn lương thực của mình, nhưng gạo là một trong số ít lương thực chính mà nước này có thể tự duy trì sản xuất. Tuy nhiên, sản lượng kém của năm ngoái là một trong những yếu tố tạo ra tình trạng thiếu hụt khiến giá tăng mạnh.
Theo số liệu chính thức, nhiệt độ cao và điều kiện khô hạn của mùa hè năm ngoái đã dẫn đến năng suất lúa thấp hơn và làm hỏng chất lượng ngũ cốc, làm lượng hàng dự trữ giảm xuống thấp nhất trong 25 năm qua.
Năm nay, Nhật Bản trải qua đợt nắng nóng lịch sử vào tháng 7. Nước này hy vọng việc triển khai thử nghiệm các giống lúa chịu nhiệt mới sẽ đạt được thành công nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt gạo trong tương lai.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.
Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.
Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
0