Nỗi lo đảm bảo an ninh lương thực
Năm 2023 là một năm khó khăn đối với các nhà sản xuất lúa gạo châu Á do nắng nóng kỷ lục trong mùa Hè. Đến năm 2024, thời tiết bất lợi vẫn tiếp tục đe dọa làm sụt giảm sản lượng canh tác, đẩy giá gạo châu Á liên tục duy trì mức cao kể từ đầu năm đến nay. Indonesia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tình trạng hạn hán trong mùa hè năm nay được cho là khắc nghiệt hơn, đe dọa gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực nghiêm trọng.
Trong nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Indonesia đã tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo năm 2024, đồng thời đa dạng hoá thói quen ăn uống, sử dụng các loại tinh bột khác thay thế gạo.
Indonesia lo khủng hoảng lương thực vì hạn hán
Indonesia thường trải qua hạn hán kéo dài trong mùa khô diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Tình hình mùa khô năm nay được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn khi hiện tượng thời tiết El Nino cực đoan đang làm gián đoạn sản xuất lúa gạo tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Bộ Nông nghiệp Indonesia đã triển khai chương trình phân phối 20.000 máy bơm đến các vùng trồng lúa khô hạn trên khắp cả nước để hỗ trợ nông dân khai thác nước tưới từ sông và nguồn nước ngầm.
Trong nhiều tháng qua, chị Nurlaila, một nông dân ở tỉnh Aceh, miền Tây đảo Sumatra ra thăm đồng với một can dầu, để nạp nhiên liệu cho những chiếc máy bơm nước. Máy bơm nước đã trở thành hy vọng duy nhất của chị Nurlaila và nhiều người nông dân Indonesia khác để ngăn chặn nguy cơ mất mùa do hạn hán.
Năm 2023, khoảng 2/3 diện tích Indonesia - bao gồm cả đảo Java, đảo lân cận Sumatra - đã trải qua mùa khô khắc nghiệt nhất kể từ năm 2019. Cùng với nhiều đợt nắng nóng trong năm nay, thời tiết khô hạn khiến diện tích gieo trồng lúa của Indonesia giảm 36,9%, xuống còn 6,55 triệu hecta trong giai đoạn từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024.

Diện tích gieo trồng giảm kéo theo năng suất lúa gạo - lương thực chính của người dân Indonesia giảm theo. Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Indonesia chỉ ra rằng, một cuộc khủng hoảng lương thực có thể khiến 7 -16% dân số rơi vào tình trạng thiếu đói. Với dân số hiện nay khoảng 281,6 triệu người, Indonesia sẽ có khoảng 19-45 triệu người có nguy cơ thiếu lương thực.
Để giải quyết khó khăn, chính phủ Indonesia đã tăng hạn ngạch nhập khẩu lên 3,6 triệu tấn gạo và nhiều khả năng có thể phải nhập khẩu tới 5 triệu tấn gạo trong năm nay. Ngoài ra, giới chức Indonesia còn khuyến khích người dân chuyển sang ăn các loại ngũ cốc khác khi giá gạo đang lên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt.
Về lâu dài, nhà kinh tế học môi trường Romauli Panggabean của Viện Tài nguyên thế giới Indonesia cho rằng, chính phủ Indonesia nên tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng tưới tiêu, bao gồm cải tạo các kênh đào hiện hữu và đào các kênh mới; song song đó là hướng dẫn nông dân các tập quán canh tác trong điều kiện hạn hán và các kỹ thuật bảo tồn nước, lưu trữ sau thu hoạch. Công nghệ cũng được khuyến khích áp dụng nhiều hơn, như dùng thiết bị bay không người lái và bộ cảm biến để theo dõi mùa màng, độ ẩm trong đất...
Philippines giảm mạnh thuế nhập khẩu để kiềm chế giá gạo
Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, đang tiến hành cắt giảm thuế nhập khẩu đối với lương thực thiết yếu từ 35% xuống còn 15% cho đến năm 2028, để kiềm chế lạm phát, đặc biệt là giá gạo.
Động thái này được đưa ra vào thời điểm giá gạo tăng cao đang là vấn đề lớn đối với những gia đình thu nhập thấp ở Philippines, làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng. Gạo chiếm 9% chỉ số giá tiêu dùng của Philippines, nhưng trong những tháng gần đây, mặt hàng chủ lực này đã chiếm hơn một nửa tỷ lệ lạm phát.
Tại một khu chợ ở thủ đô Manila, giá gạo đã được điều chỉnh nhiều lần, lần sau cao hơn lần trước. Loại gạo được người dân Manila mua nhiều nhất hiện nay dao động trong khoảng 59 đến 62 Peso Philippines (tức 1,01 đến 1,06 USD) mỗi kg. So với tháng 9 năm ngoái, giá gạo đã tăng hơn 40%.
Giá gạo liên tục tăng ở Philippines có thể một phần là do các yếu tố bên ngoài như hiện tượng El Nino và lệnh cấm xuất khẩu gạo từ Ấn Độ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính sách trong nước cũng là một vấn đề.

Chính phủ Philippines cam kết sẽ bình ổn giá gạo ở mức 20 Peso/kg (tương đương 0,34 USD/kg). Tuy nhiên, chỉ số lạm phát tăng đã khiến giá gạo khó hạ nhiệt. Theo kết quả thăm dò do công ty thăm dò ý kiến Pulse Asia của Philippines công bố mới đây, ít nhất 76% người Philippines mong muốn chính phủ quyết liệt đối phó với lạm phát hơn và tập trung vào việc ổn định an ninh nội địa, trong đó có cả an ninh lương thực.
Trước tình hình này, Tổng thống Ferdinand Marcos hồi tháng 6 đã ký Sắc lệnh số 62 điều chỉnh giảm 20% thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng, trong đó có gạo với thời hạn áp dụng cho tới năm 2028. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp cho giá gạo trên thị trường giảm khoảng 6-7 pesos/kg, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước.

Tuy nhiên, một số chuyên gia gọi mức thuế thấp hơn của Manila là “con dao hai lưỡi”, vì người tiêu dùng được hưởng lợi trong khi nông dân phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu rẻ hơn. Theo Bộ Nông nghiệp Philippines, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này là 2,32 triệu tấn, tăng 24,7%. Dự kiến tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong năm 2024 có thể đạt tới trên 4 triệu tấn, thậm chí tới 4,5 triệu tấn.
Nhật Bản khan hiếm gạo
Sức nóng trên thị trường gạo không chỉ là câu chuyện riêng ở Indonesia hay Philippines. Tại Nhật Bản, người dân nước này cũng rơi vào một tình cảnh chưa từng xảy ra: thiếu gạo, khi lượng dự trữ gạo của khu vực tư nhân giảm 20% so với năm 2023, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Báo cáo thường niên của chính phủ Nhật Bản về ngành nông nghiệp công bố gần đây thừa nhận, an ninh lương thực của “đất nước mặt trời mọc” đang phải đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng, chủ yếu do biến đổi khí hậu. Tình hình thời tiết khắc nghiệt, hạn hán và các đợt nắng nóng hay mưa lũ kéo dài không chỉ làm giảm chất lượng gạo, mà còn khiến sản lượng thu hoạch lúa chất lượng hàng đầu ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Những ngày này, nhiều cửa hàng, siêu thị ở Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm gạo. Tại các siêu thị lớn như Life, Frente và một số cửa hàng gạo ở thủ đô Tokyo, hầu hết các kệ hàng bán gạo và mì ăn liền đều trống hoàn toàn. Ngay cả gạo nếp tuy vẫn còn trên kệ nhưng lại hạn chế mỗi khách hàng chỉ được mua 1kg. Ông Hidehisa Shinohara, một chủ cửa hàng gạo ở Tokyo cho biết ông chưa bao giờ chứng kiến tình cảnh như vậy.

Nguồn cung thiếu hụt dẫn đến giá cả tăng cao. Số liệu mới được Bộ Nông nghiệp Nhật Bản công bố cho thấy giá gạo đã tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Những chủ cửa hàng như ông Hideshita lo ngại về nguy cơ nguồn cung gạo sẽ vẫn bấp bênh trong thời gian tới, trong khi người tiêu dùng sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực tài chính, khi gạo là nguồn lương thực chính của người dân Nhật Bản.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu gạo. Thứ nhất là tình trạng nắng nóng gay gắt bất thường tại nước này, kéo dài từ năm ngoái đến năm nay khiến năng suất lẫn chất lượng gạo đều suy giảm. Thứ 2 là do lượng khách du lịch tăng đột biến, kéo theo nhu cầu ăn uống tăng lên, nhu cầu gạo của khách du lịch trong nước tăng khoảng 31.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Thứ 3 là do tình trạng người dân tích lũy gạo quá mức do lo ngại động đất, sóng thần trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, tình trạng thiếu gạo hiện tại cũng là hệ lụy của chính sách “giảm diện tích trồng lúa” kéo dài hơn 50 năm qua tại Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, số lao động trong ngành nông nghiệp tại Nhật Bản chỉ còn khoảng 1,16 triệu người vào năm 2023, giảm hơn 50% so với 2,4 triệu người vào năm 2000.
Tình trạng thiếu gạo ở Nhật Bản dự kiến sẽ giảm bớt vào tháng 9, khi đợt thu hoạch gạo mới sẽ bắt đầu và được chuyển đến tay người tiêu dùng, đồng thời chấm dứt hoàn toàn vào tháng 10 và 11. Về dài hạn, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản tiếp tục thực hiện sáng kiến thu hồi đất của những người nông dân không thể sản xuất lúa do sức khỏe và tuổi tác, để thành lập các công ty sản xuất lúa gạo hoặc cánh đồng mẫu lớn; thúc đẩy ứng dụng khoa học tiên tiến và giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động trong nông nghiệp. Bên cạnh việc tăng cường nhập khẩu gạo thì Nhật Bản cũng phải tìm cách cải thiện sức chống chịu của các giống lúa trước tình trạng biến đổi khí hậu và nắng nóng ngày càng khốc liệt như hiện nay. Theo đó, ngành nông nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chuyển dịch sang các giống lúa chịu nhiệt. Giới chức tỉnh Niigata - một trong những vựa lúa lớn của Nhật Bản cho biết, giống lúa chịu nhiệt Shinnosuke do chính quyền tỉnh này phát triển đã được trồng trên 5.300 ha trong năm nay, tăng 20% so với năm trước.
Bờ biển Ngà nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực
Gạo cũng là lương thực cơ bản ở nhiều nước Tây Phi, trong đó có Bờ Biển Ngà. Mỗi năm, người dân Bờ Biển Ngà tiêu thụ khoảng 2,1 triệu tấn gạo, trong khi sản lượng gạo trắng địa phương chỉ ở mức 1,4 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, Bờ Biển Ngà chủ yếu nhập khẩu gạo từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan.
Trước tình hình nguồn cung thiếu hụt do biện pháp hạn chế từ một số nhà xuất gạo lớn, Bờ Biển Ngà đã đưa vào canh tác một loại giống lúa mới có khả năng chịu hạn, nhằm tăng năng suất và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu, qua đó đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ông Francois Kasse Yao, 52 tuổi, một nông dân ở Bờ Biển Ngà lâu nay phải vật lộn để kiếm sống do chỉ trồng được một vụ lúa mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ khi đưa vào canh tác giống lúa mới, có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khó lường, thu nhập của gia đình ông Kasse Yao đã cải thiện đáng kể.
Giống lúa mới này là một phần trong dự án đầu tư trị giá hơn 550 triệu đô la Mỹ do chính phủ Bờ Biển Ngà, các đối tác và khu vực tư nhân tài trợ, nhằm giúp quốc gia Tây Phi này tiến tới tự chủ về lương thực. Không chỉ ưu tiên trồng giống lúa mới, Bờ Biển Ngà còn đẩy mạnh cải tạo hệ thống tưới tiêu, cơ giới hóa quy trình thu hoạch sản xuất để hỗ trợ nông dân.

Hiện gạo thành phẩm từ giống lúa mới đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người tiêu dùng, với giá trung bình khoảng 1,09 đô la một kg. Theo các dự báo, đến năm 2027, Bờ Biển Ngà có thể sản xuất khoảng 2.200.000 tấn gạo, đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước.
Theo báo cáo mới nhất về “Triển vọng Hàng hóa Toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới, giá gạo trên thế giới sẽ tăng thêm khoảng 6% trong năm nay và sẽ khó hạ nhiệt trước năm 2025, do các biện pháp hạn chế xuất khẩu từ các nước sản xuất lớn và mối đe dọa từ hiện tượng thời tiết El Nino. Do đó các chuyên gia cho rằng, về lâu dài, chính phủ các nước cần thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo ra hệ thống lương thực mạnh mẽ và tự chủ hơn, nhằm vững vàng trước các thách thức về an ninh lương thực.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh của Ấn Độ nhằm vào Pakistan sáng 7/5 đã khiến ít nhất 31 người thiệt mạng.
Lễ tổng duyệt duyệt binh 80 năm Ngày Chiến thắng diễn ra tại Quảng trường Đỏ, Liên bang Nga vào sáng 7/5.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen, sau khi nhóm vũ trang này đồng ý ngừng tấn công các tuyến hàng hải chiến lược ở Trung Đông.
Chính phủ Sudan ngày 6/5 tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), sau những cáo buộc UAE hỗ trợ Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch với quân đội Sudan.
Sau nhiều tháng chờ đợi, cuộc tiếp xúc nhằm “phá băng” mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được lên lịch.
Quân đội Pakistan tuyên bố bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng quân sự leo thang dọc Đường kiểm soát (LoC). Thông tin được xác nhận bởi các nguồn tin an ninh cấp cao và các quan chức quân sự.
Trợ lý Tổng thống Nga, ông Yury Ushakov, xác nhận rằng lãnh đạo và các phái đoàn cấp cao đến từ 29 quốc gia sẽ tham dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Liên bang Nga từ ngày 7 đến 10/5 theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ấn Độ thông báo đã phát động một chiến dịch quân sự nhằm vào các "cơ sở hạ tầng khủng bố" ở cả lãnh thổ Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào rạng sáng 7/5, làm bùng phát căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á.
Cuộc bầu Giáo hoàng thứ 267 được khai mạc vào hôm nay 7/5. 133 hồng y giáo chủ sẽ bầu Giáo hoàng mới, ai nhận được ít nhất hai phần ba phiếu bầu sẽ trở thành Giáo hoàng.
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 6/5 đã gọi thỏa thuận thương mại tự do vừa được ký kết với Ấn Độ là “mang tính lịch sử” đối với cả hai quốc gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với tân Thủ tướng Canada Mark Carney tại Phòng Bầu Dục, vào ngày 6/5.
Cảnh sát thành phố Miên Dương (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) đang ứng dụng công nghệ cao vào công tác giữ gìn an ninh trật tự bằng việc triển khai các robot cảnh sát thông minh trên đường phố.
Lãnh đạo đảng bảo thủ CDU của Đức, Friedrich Merz, đã được Quốc hội bầu làm Thủ tướng sau hai vòng bỏ phiếu.
Thủ tướng Canada Mark Carney đã có cuộc hội đàm đầu tiên tại Nhà Trắng với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang.
Căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng ở Nam Á leo thang khi Ấn Độ xác nhận đã tiến hành các cuộc không kích vào 9 địa điểm tại lãnh thổ Pakistan và khu vực Kashmir do Islamabad kiểm soát. Phía Pakistan xác nhận có thương vong dân thường.
Điện Kremlin ngày 6/5 cho biết, lực lượng Nga vẫn giữ nguyên kế hoạch ngừng bắn từ ngày 8-10/5 theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, phía Nga cảnh báo sẽ đáp trả nếu lực lượng Ukraine cố gắng tấn công.
Tổng thống Trump đang định hình nền chính trị toàn cầu, làn sóng chính trị trên thế giới cũng bắt đầu chia phe với nhiệm kỳ của ông Trump. Có nơi “Hiệu ứng Trump” tạo ra một cú hích, nhưng nhiều nơi lại rất phản đối.
Truyền thông Mỹ đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Pete Hegseth đang triển khai loạt biện pháp mạnh mẽ nhằm cắt giảm đáng kể quy mô quân đội Mỹ.
Lãnh đạo liên minh bảo thủ Dân chủ - Xã hội Cơ đốc giáo của Đức Friedrich Merz ngày 6/5 đã không giành được đa số phiếu cần thiết trong vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội để trở thành Thủ tướng.
Ủy ban châu Âu (EC) đang chuẩn bị công bố kế hoạch nhằm cấm hoàn toàn các hợp đồng mua bán khí đốt mới với Nga vào cuối năm nay và loại bỏ dần các hợp đồng hiện có với Moscow vào cuối năm 2027.
Liên hợp quốc cảnh báo kế hoạch leo thang hoạt động quân sự của Israel ở Dải Gaza có thể đẩy vùng đất này tới bờ vực thảm họa nhân đạo mới.
Hãng xe Ford của Mỹ vừa công bố lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh tới 65%, đồng thời dự báo hãng có thể mất tới 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025.
Giải thưởng Pulitzer tôn vinh những thành tựu xuất sắc của Mỹ trong các lĩnh vực báo chí, văn học, sân khấu và âm nhạc vừa được công bố.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent thể hiện sự lạc quan về nền kinh tế Mỹ sau các chính sách của Tổng thống Donald Trump, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà máy tại Mỹ tại hội nghị toàn cầu Milken 2025.
Liên minh châu Âu dự kiến công bố kế hoạch cấm các hợp đồng khí đốt mới với Nga vào cuối năm nay và loại bỏ dần các hợp đồng hiện có với Moscow vào cuối năm 2027.
Quân đội Mỹ đã thực hiện gia cố hàng rào thép gai dọc biên giới với Mexico vào ngày 5/5, như một cách đáp trả sự từ chối của Tổng thống Mexico về việc gửi quân của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ra lệnh cắt giảm 20% số lượng sĩ quan cấp tướng bốn sao.
Một chuỗi sự kiện kỉ niệm 80 năm ngày chiến thắng phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai sẽ kéo dài trong bốn ngày tại Anh, mở đầu là lễ diễu binh diễn ra vào ngày 5/5.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẽ triển khai một chiến dịch quân sự mở rộng tại Dải Gaza, với mục tiêu kiểm soát toàn diện khu vực này và buộc người dân Gaza phải di dời về phía Nam.
Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết trong đêm 5/5, phòng không Nga đã chặn 19 thiết bay không người lái (UAV) hướng về thành phố này.
Thống đốc khu vực Kursk, phía Tây nước Nga, cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công một trạm biến áp điện ở vùng này vào sáng sớm 6/5. Thông tin này được đưa ra sau khi các blogger chiến tranh của Nga đưa tin về một cuộc tấn công trên bộ mới của Ukraine, được hỗ trợ bởi xe bọc thép vào khu vực Kursk.
Theo thị trưởng Moscow, ông Sergey Sobyanin, trong đêm qua, ít nhất 19 UAV đã bị bắn hạ khi đang trên đường tới thủ đô của Nga.
Tổng thống Serbia, ông Aleksandar Vucic sẽ quay trở lại làm việc vào ngày 7/5 sau thời gian nghỉ ốm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp nhằm rút ngắn thời gian phê duyệt việc xây dựng các nhà máy dược phẩm trong nước.
Thủ tướng Mark Carney vừa đến Washington để chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump.
Tòa án Tư pháp châu Âu phán quyết chương trình "hộ chiếu vàng" của Malta vi phạm luật EU vì biến quốc tịch thành giao dịch thương mại.
Tổng thống Peru, bà Dina Boluarte ngày 5/5 tuyên bố hoạt động khai thác mỏ tại huyện Pataz, miền Bắc Peru sẽ bị đình chỉ trong vòng 30 ngày.
Các nhà sinh vật biển tại quần đảo Canary (Tây Ban Nha) vừa tiến hành thả một cá thể rùa biển đầu to về lại với đại dương, sau 6 tháng được chăm sóc tại trung tâm cứu hộ trên đảo Gran Canaria.
Thủ tướng Romania, ông Marcel Ciolacu, đã tuyên bố từ chức và qua đó chính thức giải tán liên minh cầm quyền ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) của nước này.
Quân đội Israel thông báo đã tiến hành các cuộc không kích cảng Hodeidah của Yemen vào ngày 5/5, một ngày sau khi lực lượng Houthi phóng một tên lửa vào gần sân bay chính của Israel.
Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố một gói tài trợ trị giá 500 triệu euro dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2025–2027.
Tại Đức, Liên đảng bảo thủ CDU/CSU và đảng Dân chủ Xã hội SPD đã chính thức ký kết thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh mới.
Các lực lượng Nga đã tiếp tục tấn công hàng loạt mục tiêu quân sự của Ukraine trên nhiều hướng, trong khi Ukraine cũng báo cáo hơn 250 cuộc giao tranh giữa quân đội hai nước. Hiện tại, đã có những tiết lộ từ phía Nga và Mỹ về khả năng diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước tại Ả Rập Xê Út vào trung tuần tháng này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước này sẽ không còn đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong vai trò của Washington đối với cuộc xung đột đang diễn ra.
Cuộc bầu cử Tổng thống tại Romania là một phép thử quan trọng đối với làn sóng chủ nghĩa dân túy tại châu Âu, nay đã xác định được hai ứng cử viên lọt vào vòng thứ hai.
0