Nhận thức cần đi kèm hành động trong đổi mới giáo dục

Sáng 14/12, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tới các tỉnh, thành phố. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội.

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực. Hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Chương trình Giáo dục phổ thông mới chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh, bước đầu tạo nên sự chủ động, sáng tạo cho giáo viên, học sinh và nhà trường. Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục tình trạng học lệch, học tủ và giảm áp lực, tốn kém cho xã hội.

Tại Hà Nội, 10 năm qua, thành phố đã tập trung thực hiện các giải pháp về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt, đã xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách đãi ngộ giáo viên, triển khai mô hình "Trường giúp trường, giáo viên giúp giáo viên", cũng là điểm nhấn ấn tượng của giáo dục Thủ đô, góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng đội ngũ giữa các trường khu vực nội thành và ngoại thành…

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, để có được những đổi mới của ngành, Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là Nghị quyết mang tính khoa học, thể hiện tầm nhìn xa rộng và những quyết sách mạnh mẽ của Trung ương Đảng, cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước. Cho tới thời điểm này, nhiều nội dung quan trọng vẫn đang là quyết sách mang tính chiến lược. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh ba vấn đề chính để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29.

Tới đây, cùng với việc tiếp tục tiếp thu các ý kiến cho dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, thì nhận thức, thể chế và nguồn lực cũng sẽ là ba vấn đề chính Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất với Bộ Chính trị các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.

Nhiều hoạt động đồng hành tại các nhà trường ở Hà Nội đã được triển khai, nhằm chuẩn bị tốt nhất mọi mặt cho học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 – 2026.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.