Học thêm dạy thêm là nhu cầu thực tế đa dạng
Trả lời ý kiến đại biểu về vấn đề dạy thêm học thêm tại phiên thảo luận sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng tình với ý kiến cho rằng việc dạy thêm học thêm cần được đưa vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, dạy thêm, học thêm và việc học tập ngoài nhà trường là một nhu cầu thực tế, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học nên hoạt động này hiện nay rất đa dạng.

Theo Bộ trưởng, Bộ đã có nhiều văn bản quy định, đặc biệt đã ban hành Thông tư 17 quy định kiểm soát dạy thêm, học thêm trong khuôn khổ nhà trường, những vấn đề quy định trong đạo đức của nhà giáo, trong quy tắc ứng xử trường học, văn hóa học đường, thi hành công vụ của nhà giáo…đã rất đầy đủ các quy định đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trong môi trường nhà trường. Tuy nhiên, đối với môi trường ngoài nhà trường, hiện Bộ còn thiếu cơ sở pháp lý để quản lý, điều tiết giám sát, xử lý vấn đề này.
Trong quá trình sửa Luật Đầu tư, Bộ đã từng gửi văn bản 1534 cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, văn bản 2026 gửi Thủ tướng Chính phủ vào năm 2020 đề nghị bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng trong năm 2020-2021 việc bổ sung này không được chấp thuận không rõ lí do.
Bộ trường Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, cần phải đưa việc này vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Tuy nhiên với 53 nghìn trường học, với những gì diễn ra ngoài trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong chính quyền địa phương trên địa bàn của mình phối hợp cùng Bộ kiểm soát việc này.


Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
0