Nhà máy dệt khăn Keffiyeh truyền thống ở Palestine
Trên một sườn đồi ở trung tâm thành phố Hebron, 16 máy dệt đang hoạt động hết công suất để dệt nên những chiếc khăn Keffiyeh, loại khăn trùm đầu Ả rập truyền thống cho nam giới Palestine. Ông Izzat Hirbawi và các anh trai của mình được thừa kế nhà máy dệt Hirbawi từ cha của họ. Giờ, các con ông cũng nối gót cha mình.
Thành lập nhà máy vào năm 1961, cha của ông Hirbawi là một thương gia ở Syria, nơi ông từng nhập khẩu khăn Keffiyeh. Nhưng sau đó, ông quyết định chuyển đến Hebron để xây dựng xưởng sản xuất. Khởi đầu chỉ có 2 máy, đến năm 1964, nhà máy được nâng cấp lên 16 máy và hoạt động cho đến ngày nay.
Mất khoảng nửa giờ để dệt nên mỗi chiếc khăn Keffiyeh. Nhà máy có 300 mẫu Keffiyeh, được dệt từ chỉ nhập khẩu từ Ấn Độ với 70 màu sắc khác nhau. Nơi đây sản xuất khoảng 250 đến 500 chiếc khăn mỗi ngày, trong đó 80% sản lượng dành cho xuất khẩu.
Trong quá trình sản xuất, ông Hirbawi giữ nguyên hình dạng của khăn Keffiyeh truyền thống, song cũng tạo ra những họa tiết và màu sắc khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khăn Keffiyeh hình vuông có màu đen và trắng là biểu tượng của Palestine. Ngày nay, nhiều người già vẫn đội Keffiyeh trên đầu vào các dịp lễ quốc gia. Tuy nhiên, khăn Keffiyeh nhiều màu sắc cũng đã trở thành một phần của xu hướng thời trang mới.
Ông Izzat Hirbawi, chủ nhà máy dệt Hirbawi cho biết: “Keffiyeh đã và sẽ luôn là một biểu tượng, một di sản của Palestine. Chúng tôi cùng con cháu chúng tôi sẽ tiếp tục gìn giữ nó.”
Theo quan niệm của người Palestine, khăn Keffiyeh thể hiện sự chân thành và tình yêu đối với anh em, gia đình và tổ tiên. Với những giá trị truyền thống lâu đời, khăn Keffiyeh được coi là một trong những di sản của văn hóa Palestine. Thời nay, hoa văn và phong cách của chiếc khăn cũng được ứng dụng trong thiết kế quần áo hàng ngày.


Bộ sưu tập thời trang bằng giấy của nghệ sĩ Bỉ quá cố Isabelle de Borchgrave sẽ được đưa ra đấu giá tại Brussels vào tháng 6/2025, dự kiến thu về nửa triệu euro - theo thông báo từ nhà đấu giá Bonhams Cornette de Saint Cyr.
Chung kết cuộc thi "Design Contest Áo Bà Ba" diễn ra tại TP.HCM đã thu hút sự quan tâm từ giới chuyên môn và công chúng yêu thời trang, đây là lần đầu tiên Việt Nam có sân chơi thiết kế chuyên nghiệp dành riêng cho áo bà ba.
Tập đoàn thời trang xa xỉ Prada của Italia sẽ đưa ra quyết định trong tuần này về khả năng tiếp quản đối thủ nhỏ hơn là Versace, khi các cuộc đàm phán bước vào giai đoạn cuối.
Hoa hậu Đặng Thị Ngọc Hân còn được biết đến là một nhà thiết kế tài năng vì đã gắn bó lâu năm với công việc thiết kế áo dài truyền thống và luôn mang đến những sáng tạo độc đáo, ấn tượng, tôn vinh vẻ đẹp thanh lịch, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Thanh Hằng, Lan Khuê, Minh Tú, Minh Triệu và Lương Thùy Linh đã tạo nên một cái kết cuốn hút, góp phần thành công cho show diễn "Golden Heritage" của nhà thiết kế Lê Thanh Hoà vào tối 2/4.
Quy tụ hơn 800 mẫu nhí tài năng cùng 30 nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam, MT Fashion Show là sự kiện thời trang thường niên dành riêng cho các bé từ 3 đến 16 tuổi.
0