Nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm, địa chỉ giáo dục truyền thống
Năm 1930, tòa biệt thự này mang số 7 phố Giăng – Xôle, là trụ sở của Thanh tra Sở Tài chính Trung ương Bertheur trực thuộc Phủ toàn quyền Đông Dương.
Với sự giúp đỡ của đồng chí Tạ Văn Bân (đầu bếp), cơ quan Thường vụ Trung ương Đảng đã chuyển đến đây đầu tháng 4 năm 1930. Đồng chí Trần Phú được bố trí ở tại tầng hầm, được bảo vệ an toàn để soạn thảo Luận cương Chính trị của Đảng.
Tháng 10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị đã được thông qua, đồng chí Trần Phú đã được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi.

TS. Phạm Mai Hùng, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chia sẻ: "Luận cương Chính trị năm 1930 của đồng chí Trần Phú đã đánh giá tổng thể, thực tiễn lịch sử Việt Nam và để giải phóng dân tộc Việt Nam nhất thiết phải củng cố Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị đủ năng lực và tầm nhìn để định hướng sự phát triển và đường lối đất nước".

Năm 1960, Đảng và Nhà nước đã xác nhận giá trị lịch sử của ngôi nhà và quyết định giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ. Trong tầng hầm của Nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật có giá trị lịch sử.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, cho biết: "Những hiện vật trong ngôi nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm hiện được gìn giữ nguyên trạng như lúc đồng chí Trần Phú còn sống và làm việc tại tầng hầm của ngôi nhà này".

Di tích thường xuyên mở cửa đón khách. Đây là địa chỉ đỏ để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức đến làm lễ kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng, dâng hương trước tượng đài Tổng Bí thư Trần Phú vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn của dân tộc.
Dịp này đến di tích, khách được tham quan trưng bày với chủ đề “Một số địa danh lịch sử cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội” với ứng dụng nền tảng công nghệ số.

Với hơn 300 địa điểm sự kiện cách mạng kháng chiến, Hà Nội là nơi có nhiều di tích cách mạng kháng chiến nhất cả nước. Mỗi địa danh lịch sử là trường học trực quan sinh động, là di sản được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô gìn giữ, bảo tồn và phát huy.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0