Nhà đầu tư nước ngoài e ngại thị trường BĐS Trung Quốc
Theo trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, các nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản Mỹ.
Dữ liệu cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1- 6/2024, giá trị các giao dịch xuyên biên giới vào bất động sản thương mại của Trung Quốc, bao gồm văn phòng, cửa hàng, khách sạn, nhà xưởng và căn hộ, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, xuống 3,3 tỷ USD.

Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư Singapore vẫn là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản thương mại của Trung Quốc với các giao dịch trị giá khoảng 6,9 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 1 tỷ USD, trong khi các nhà đầu tư Mỹ chỉ đổ 600 triệu NDT vào thị trường này. Lượng vốn này giảm mạnh so với mức đỉnh hồi cuối năm 2019.
Thị trường bất động sản Trung Quốc đã gặp khó khăn kể từ khi chính phủ đưa ra các chính sách hạn chế hoạt động vay nợ của các nhà phát triển bất động sản vào năm 2020, đặc biệt là sau vụ sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande.


Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
0