Người Hà Nội hân hoan đón Tết

Hôm nay đã là 30 Tết - ngày cuối cùng của năm Qúy Mão, đường phố và các chợ đang rất tấp nập. Và người Hà Nội không chỉ chuẩn bị đón tết bằng vật chất mà còn chuẩn bị cả về mặt tinh thần. Tết của người Hà Nội luôn tràn ngập màu sắc của sự may mắn, phồn thịnh.

Từ bao đời nay, Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới; là điểm mốc giữa hiện tại và tương lai; là sự hoà hợp, giao thoa giữa không gian và thời gian, giữa con người với trời đất, vạn vật.

Mỗi dịp Tết đến, trong mỗi người đều có một cảm giác lâng lâng, xao xuyến, rộn ràng, náo nức khó tả. Mọi người Việt Nam dù ở bất cứ nơi nào đều luôn hướng tâm trí của mình về khoảng thời gian linh thiêng này.

Người Hà Nội hân hoan đón Tết

Hòa chung không khí tất bật ngày cuối năm, các tuyến phố của Hà Nội đã trang hoàng cờ, hoa rực rỡ sẵn sàng đón chào năm mới Giáp Thìn 2024. Hoạt động trang trí phố phường không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh đô thị văn minh, hiện đại. Mà còn tạo ra những góc phố rực rỡ sắc Xuân để người dân và du khách thập phương tới tham quan.

Nhiều bạn trẻ đã dành trọn tâm huyết cho những bộ ảnh Tết

Đặc biệt, nhiều bạn trẻ đang rất hào hứng với những bộ ảnh Tết tại Hồ Hoàn Kiếm. Bảo Ngọc cũng như nhiều bạn trẻ khác đã tới đây để tìm những khung cảnh cổ kính, đậm chất Hà Nội, Việt Nam để thực hiện bộ ảnh áo dài.

Những người xa quê hương lâu năm như Duy Thịnh và Đồng Lễ, thì việc trở về ăn Tết cũng như tìm đến những góc phố cổ trung tâm Hà Nội để chụp ảnh cùng biểu tượng Tháp Rùa và linh vật Rồng tượng trưng cho năm 2024 cũng khiến các bạn vô cùng thích thú.

Các bạn trẻ xa quê hương trở về ăn tết đều muốn có những tấm hình lưu niệm trong những ngày đặc biệt này

Mỗi góc phố đều rực rỡ sắc màu của những tà áo dài cùng sự trẻ trung, yêu đời của mọi người đang nô nức đón chào xuân mới.

Một nơi đông vui khác chính là chợ hoa Hàng Lược - chợ hoa Tết lâu đời đất Hà Thành. Ngày cuối năm chợ vẫn khá nhộn nhịp, nhiều người dân và du khách đến tham quan, mua sắm. Hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay, chợ hoa Hàng Lược là một trong những chợ hoa cổ nhất Hà Nội, nơi lưu giữ nhiều vị Tết cổ truyền, chỉ được mở mỗi năm một lần những ngày cuối tháng Chạp.

Khi thời khắc chuyển giao sang năm mới đang đến gần, mỗi người có những mong ước khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung là ai cũng mong khó khăn sớm qua, có công việc ổn định, bớt lo lắng, căng thẳng để cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 5/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Nhiều tháng nay, người lao động của Công ty CP Đầu tư và Thương mại Bình Nguyên ở phường Phú Diễn liên tục bị một nhóm người đến gây sự. Những đối tượng này còn tự ý dựng rào sắt, quây tôn chiếm dụng 4,8 ha đất công ty đang quản lý.

Dự án xây dựng hạ tầng khu công viên, vườn hoa, hồ nước phía trước Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm (Công viên Gia Lâm) đang được đẩy mạnh triển khai các hạng mục, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6 tới.

Thủ đô Hà Nội ước đón khoảng 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày vừa qua, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm 2024.

Công trường thi công khoan hầm đường sắt tuyến metro số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội vẫn duy trì nhịp độ làm việc trong dịp lễ và khoan được gần 2km đường hầm, bám sát tiến độ.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội ước đạt 303.500 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự phục hồi nhẹ của thị trường tiêu dùng.