Người dân thắt chặt hầu bao, doanh nghiệp bán lẻ gặp khó

Noel và Tết Dương lịch đang đến gần. Đây là dịp nhu cầu hàng hoá tăng cao, các doanh nghiệp, trung tâm thương mại cũng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại để kích cầu mua sắm. Tuy nhiên, dù ưu đãi hấp dẫn nhưng không khí mua sắm tại các cửa hàng không mấy nhộn nhịp

Săn sale” là một cụm từ mà những tín đồ mua sắm dùng để nói về hoạt động mua hàng giảm giá. Nắm bắt tâm lý của người mua hàng, thích “săn sale”, nhiều nhãn hàng, siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra các đợt khuyến mại hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng, đặc biệt dịp cuối năm. Chị Cù Thị Bích Hạnh - một người dân Hà Nội cho biết, trước đây chị cũng chi tiêu khá nhiều cho các đợt giảm giá. Tuy nhiên năm nay, do công việc kinh doanh khó khăn, tình hình lạm phát tăng nên chị tập trung chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu của gia đình chứ không mua sắm những mặt hàng khác dù có giảm giá.

 Hà Thúy Hải - một giáo viên về hưu, vợ chồng bà có một khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Ngoài tiền lương hưu, tiền lãi ngân hàng cũng là một khoản thu nhập hàng tháng của gia đình. Từ đầu năm đến nay, lãi suất ngân hàng liên tục giảm sâu về mức thấp nhất kể từ thời điểm dịch Covid - 19, khiến cho số tiền hàng tháng nhận về từ tiền lãi ngân hàng cũng giảm đi. Điều đó cũng khiến bà Hải đắn đo trong chi tiêu, xác định khoản nào nên và không nên cắt giảm.

Ngoài ra, giá điện tăng kéo theo chi phí sinh hoạt và giá cả hàng hóa cũng tăng. Đó cũng là một trong những lý do khiến người tiêu dùng tính toán trong chi tiêu, không còn dễ dàng chi trả cho những sở thích cá nhân không thiết yếu.

Người dân thắt chặt chi tiêu, giảm dần tích trữ hàng hoá không phải tình trạng của riêng Việt Nam mà còn là của các nước trên thế giới khi lạm phát tăng cao, tình hình địa chính trị phức tạp. Tuy nhiên với những mặt hàng thiết yếu, nhu cầu vẫn sẽ gia tăng dịp cuối năm, do đó các doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần có phương án trong việc chuẩn bị nguồn cung hàng hoá để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Có thể thấy, để kích cầu tiêu dùng cần giảm khâu trung gian, từ đó kéo giảm giá hàng hóa, thu hút thêm nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh chính sách hỗ trợ, sự nỗ lực của doanh nghiệp đa dạng thị trường cũng rất quan trọng, thị trường nội địa có quy mô hơn 100 triệu dân là rất lớn, cần xác định đây là bệ đỡ cho doanh nghiệp lúc khó khăn. Chính phủ và Quốc hội đang bàn kéo dài chương trình hỗ trợ đến năm 2024 để tạo ra một niềm hứng khởi, tạo luồng gió thúc mọi người tiêu dùng nhiều hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu, thương nhân phân phối xăng, dầu, các tổng đại lý về việc ứng dụng số hoá và sử dụng hoá đơn điện tử.

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.