84% ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng giá
Mức tăng giá trung bình của nhóm hàng tiêu dùng nhanh nói chung trong 8 tháng đầu 2023 so với cùng kỳ 2022 là 4,4%. Các sản phẩm có mức tăng giá bán hàng đầu là thực phẩm (+7,6%), bia (+7,3%) và sản phẩm từ sữa (+4,9%).
Kết quả nghiên cứu của Nielsen IQ cũng tương đồng với các chuyển động gần đây trên thị trường.
Theo đó, các nhà bán lẻ, chủ hệ thống siêu thị gần đây cho biết, đã nhận được nhiều đề nghị tăng giá sản phẩm từ các nhà cung cấp. Lý do được đưa ra là, giá đầu vào, điện và xăng dầu tăng.
Phản ứng với tăng giá, nghiên cứu cho biết cách phổ biến nhất của người tiêu dùng là mua ít hơn, với 33% chọn giải pháp này.
Một số phương án chính khác bao gồm: chọn thương hiệu rẻ hơn (21%); mua gói lớn hơn để tiết kiệm (16%) và mua các sản phẩm khuyến mãi (16%). Ngoài ra, còn có 10% chọn "dừng mua sắm".


Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.
Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.
148 nhà cung cấp nước ngoài gồm các tập đoàn như Google, Meta, Microsoft, TikTok...đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với số tiền hơn 2.800 tỷ đồng trong quý I/2025.
Trước diễn biến giá vàng liên tục tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động ngăn chặn việc trục lợi, thao túng, làm giá, đầu cơ... trên thị trường vàng.
0