Người dân có thể dự thính phiên họp Quốc hội công khai

Công dân sẽ có thể dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội - đây là nội dung được đại biểu Quốc hội nhấn mạnh trong phiên thảo luận chiều nay 28/5.

Tại phiên thảo luận toàn thể về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu đã đưa ra góp ý xác đáng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc hoàn thiện hoạt động của cơ quan lập pháp cao nhất nước ta.

Đáng chú ý, dự thảo sửa đổi lần này quy định rõ: “Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Văn phòng Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính”. Đây là nội dung được đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) đặc biệt hoan nghênh. Theo ông, đây là chủ trương đã được ấp ủ từ lâu, giờ được cụ thể hóa trong văn bản chính thức.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội phát biểu

Đại biểu Nguyễn Anh Trí mong muốn Văn phòng Quốc hội sớm tổ chức tốt việc này, mở rộng cơ hội cho công dân tiếp cận quá trình thảo luận chính sách quan trọng của đất nước. “Tôi rất chờ đợi điều này từ nhiều năm trước. Việc để người dân trực tiếp theo dõi các phiên họp công khai không chỉ giúp tăng tính minh bạch mà còn nâng cao sự hiểu biết và niềm tin của cử tri đối với hoạt động của Quốc hội”, đại biểu Nguyễn Anh Trí phát biểu.

Đại biểu Vi Đức Thọ (Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La) cũng nhấn mạnh về tính kịp thời và chất lượng trong việc cung cấp thông tin cho đại biểu. Ông đề cập đến khoản quy định: “Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo giải trình bước đầu ý kiến thảo luận tại tổ, gửi đến đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội thảo luận tại phiên toàn thể”. Theo ông, dù quy định này là tiến bộ, song quy định như vậy có thể dẫn tới việc báo cáo được gửi quá muộn, thậm chí sát giờ thảo luận, khiến đại biểu gặp khó khăn trong việc tiếp cận nội dung, từ đó không kịp theo dõi và đánh giá phần giải trình.

Đại biểu Vi Đức Thọ - Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La phát biểu

Chính vì vậy, ông đề nghị quy định cần bổ sung mốc thời gian cụ thể để đảm bảo tính khả thi. “Tôi đề nghị quy định rõ: báo cáo phải được gửi đến đại biểu chậm nhất 24 giờ trước phiên thảo luận toàn thể. Nếu gửi quá sát giờ, đại biểu sẽ không kịp nghiên cứu, dẫn đến chất lượng thảo luận bị ảnh hưởng và trùng lặp nội dung", đại biểu Vi Đức Thọ đề nghị.

Các đại biểu Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu công khai, minh bạch quá trình tiếp thu, giải trình ý kiến. Nhiều ý kiến đề xuất nội quy cần quy định rõ: trong quá trình xây dựng luật, nghị quyết, ý kiến nào được tiếp thu, ý kiến nào không và lý do cụ thể. Việc công khai này sẽ thể hiện tinh thần trách nhiệm, để cử tri cả nước thấy rõ Quốc hội tiếp thu như thế nào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

320 vận động viên đến từ 18 đội tuyển đã tham gia tranh tài tại Vòng chung kết Hội thi Thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ toàn quốc năm 2025.

Hòa Lạc giờ đây đã trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội - một trong những đại học hàng đầu Việt Nam.

Một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra vào sáng 29/5 tại Sapa, Lào Cai khiến một cháu bé tử vong, nhiều người khác bị thương.

Quốc hội chiều 29/5 đã hoàn thành chương trình đợt 1 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15, qua đó thông qua 8 Nghị quyết quan trọng để sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và chuẩn bị cho công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hungary Sulyok Tamas nhân dịp thăm chính thức Việt Nam tại trụ sở Chính phủ, sáng 29/5.

Khoảng 30.000 sản phẩm nước hoa có dấu hiệu làm giả đã bị phát hiện, thu giữ bởi Đội QLTT số 1 phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ thuộc Chi cục QLTT Hà Nội, Công an phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm.