Nghiện điện thoại

Điện thoại kết nối con người với thế giới nhưng nếu lạm dụng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chính chúng ta.

Khô mắt vì điện thoại

Điện thoại là một cánh tay đắc lực đối với rất nhiều người. Ngày nay, nhiều người bắt đầu ngày mới bằng việc mở mắt ra, cầm điện thoại để check xem có những tin tức gì đã xảy ra vào buổi đêm. Đó cũng là một cách để chúng ta cập nhật thông tin, nhưng lâu ngày, dường như đó là một hội chứng khiến con người không thể rời xa chiếc điện thoại.

Mỗi khi có thời gian rảnh hoặc là thậm chí bận bịu đến mấy, nhiều người vẫn cầm điện thoại lên mở ra trong vô thức dù họ không có việc gì cần dùng đến điện thoại. Điều này đã gây nên tình trạng nghiện điện thoại và điều này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là với giới trẻ.

Tác hại của việc nghiện điện thoại là ảnh hưởng đến giấc ngủ, ánh sáng xanh gây ảnh hưởng đến mắt. Khô mắt chính là một trong những tác hại dễ thấy khi tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh, là một trong những hệ lụy nhãn tiền của việc sử dụng điện thoại quá nhiều.

Các bệnh viện mắt và chuyên khoa mắt đã có những tổng kết đáng cảnh báo, đó là tỷ lệ bệnh nhân mắc các chứng bệnh rối loạn thị giác do lạm dụng các thiết bị điện tử đang tăng lên gấp đôi, gấp ba so với các năm trước đây, đặc biệt với lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Bác sĩ CKII Trần Tiến Đạt, Trưởng khoa Đáy mắt, giác mạc - Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết đây là tình trạng đáng báo động vì tỷ lệ đang có xu hướng ngày càng tăng cũng như mức độ trầm trọng của bệnh ngày càng phức tạp. Trung bình một ngày, ông khám từ 50 đến 80 bệnh nhân, trong số đó có tới 30% bệnh nhân có những vấn đề bất thường về thị giác do việc mà lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính. Các trường hợp này, tình trạng khô mắt của bệnh nhân rất nặng kèm theo rối loạn thị giác khác".

Người trẻ xem gì ở điện thoại

Một bạn trẻ sử dụng điện thoại tới tám tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tám tiếng, bằng thời gian làm việc, lao động trung bình trong ngày của mỗi người.

Bạn nữ chia sẻ: "Em không đặt thời gian giới hạn sử dụng điện thoại, cứ rảnh tay là cầm lên xem thôi. Điện thoại tích hợp nhiều ứng dụng hay, em có thể vừa nấu nướng vừa mở YouTube để nghe, lướt TikTok để xem giải trí hay dùng Facebook để kết nối bạn bè. Nhất là lúc trước khi đi ngủ thì phải lướt xem video một lúc em mới ngủ được. Đôi lúc, em cầm điện thoại kiểm tra thông báo rồi bị cuốn vào mấy video đó lúc nào không hay. Thỉnh thoảng em cũng mua sắm online nữa, thời gian lựa chọn cũng khá lâu".

Sử dụng điện thoại một cách vô thức, xem rất nhiều nội dung nhưng nhiều người đôi lúc không thể nhớ mình đã xem được những gì.

"Em thường xem những nội dung nổi bật trên mạng xã hội hay những vụ hóng biến giật gân. Tuy nhiên, những nội dung đó không ở trong đầu em quá lâu. Ngoài ra em cũng xem những trend trên TikTok nhưng hầu như đều là những trend vô thưởng vô phạt. Hôm nay chắc chắn em không nhớ được mình đã xem được gì, học được gì từ từng ấy thời gian dùng điện thoại", bạn nữ chia sẻ thêm.

Dành quá nhiều thời gian để lướt điện thoại, xem các nội dung giải trí một cách vô thức dần hình thành thói quen xem không có sự chọn lọc hay suy nghĩ phản biện, não bộ dần trở nên "lười biếng", khả năng tập trung, phân tích và suy luận bị suy giảm.

Những nội dung trên mạng xã hội thường được thiết kế để gây nghiện, với thuật toán đề xuất liên tục đưa ra những video, bài viết hấp dẫn, khiến chúng ta khó lòng dứt ra được. Hậu quả của thói quen này không chỉ là sự lãng phí thời gian, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần; đồng thời cũng khiến người trẻ xa rời các mối quan hệ xã hội thực tế, gây ra cảm giác cô đơn, trầm cảm.

Tình trạng nghiện điện thoại ở các nước

Trong kỷ nguyên công nghệ số, điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người. Từ việc liên lạc, làm việc đến giải trí, chiếc điện thoại nhỏ bé dường như nắm giữ cả thế giới trong lòng bàn tay chúng ta. Tuy nhiên chính sự tiện lợi này lại kéo theo một vấn đề đáng lo ngại đó là nghiện điện thoại.

Tình trạng này không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay khu vực mà đang trở thành một hiện tượng toàn cầu. Theo một báo cáo từ Statista, tính đến năm 2023, khoảng 26% người dùng điện thoại thông minh trên toàn cầu thừa nhận họ dành ít nhất 7 giờ mỗi ngày cho thiết bị này, một con số cho thấy mức độ phụ thuộc đáng báo động.

Ở những quốc gia công nghệ tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh chiếm 70 đến 80% dân số. Tại Hàn Quốc, một nghiên cứu cho thấy hơn 16% thanh thiếu niên có nguy cơ nghiện điện thoại hoặc internet. Các em dành hàng giờ mỗi ngày để chơi game, lướt mạng xã hội, thậm chí bỏ qua giờ học và giấc ngủ.

Tương tự, ở Trung Quốc, nhiều người trẻ rơi vào tình trạng “sống ảo”, phụ thuộc hoàn toàn vào điện thoại để giao tiếp và giải trí. Chính phủ Trung Quốc thậm chí đã mở các trại cai nghiện kiểu quân đội để giúp thanh thiếu niên thoát khỏi vòng xoáy này.

Tại Mỹ, một khảo sát từ Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết 81% người dân nước này sở hữu điện thoại thông minh và trung bình họ dành gần 3 giờ mỗi ngày lướt màn hình, với giới trẻ thường xuyên kiểm tra thông báo từ mạng xã hội như Instagram hay TikTok.

Brazil, một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoài xu hướng này. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 55% người dùng điện thoại thông minh dành hơn 5 giờ mỗi ngày cho thiết bị. Sự bùng nổ của mạng xã hội đã khiến nhiều người trẻ bị cuốn vào việc cập nhật trạng thái và chạy theo xu hướng, đôi khi bỏ quên những giá trị thực tế trong cuộc sống.

Hậu quả của nghiện điện thoại là không nhỏ, nó làm gia tăng cảm giác cô lập, giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và thậm chí dẫn đến các rối loạn như trầm cảm hay rối loạn giấc ngủ. Một thống kê đáng chú ý từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy hơn 30% thanh thiếu niên toàn cầu tham gia các hoạt động trực tuyến hàng ngày, trong đó 12% có nguy cơ nghiện cờ bạc hoặc game trên mạng, minh chứng cho mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều đứng yên trước vấn đề này. Australia, Pháp và Phần Lan đã ban hành lệnh cấm sử dụng điện thoại trong trường học để giảm tình trạng mất tập trung của học sinh. Trung Quốc hạn chế thời gian chơi game trực tuyến của trẻ em xuống còn 3 giờ mỗi tuần, còn Hàn Quốc phát triển các ứng dụng kiểm soát việc sử dụng điện thoại. Những giải pháp này cho thấy nỗ lực toàn cầu trong việc tìm lại sự cân bằng giữa công nghệ và cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn đối tượng là chủ bốn cơ sở sản xuất giá đỗ về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Lực lượng CSGT sẽ triển khai phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Khu vực Hà Nội ngày 20/4 vẫn đang trong chuỗi ngày có nắng nóng diện rộng, do tiếp tục chịu ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp phía Tây.

Trong thời gian tới, thời gian chuẩn bị diễn ra Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, dự báo tình hình khiếu nại tố cáo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, thậm chí có chiều hướng tăng lên về tần suất và mức độ phức tạp.

Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì Đỗ Hữu Thế cho biết, đám cháy rừng tại đây đã được khống chế đến thời điểm hiện tại.

Một đám cháy lớn đã xảy ra trên đường 70 đoạn qua địa phận phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vào khoảng 13h trưa 19/4.