Nghề lái đò chở khách trên suối Yến

Được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, quần thể chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) có nhiều công trình kiến trúc nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, phương tiện duy nhất để đưa du khách đi tham quan cũng chỉ có những chiếc đò nhỏ. Đầu xuân, vào mùa lễ hội là thời điểm những người lái đò ở chùa Hương bận rộn nhất trong năm.

Những người lái đò trên suối Yến hầu hết đều là dân gốc xã Hương Sơn, được học chèo đò từ nhỏ. Quanh năm mỗi người mỗi nghề, người làm xa, kẻ ở gần, nhưng cứ đến mùa lễ hội là tất cả đều gác lại mọi việc để về phục vụ người dân đi lễ. Ở xã Hương Sơn, không chỉ đàn ông chèo đò mà phụ nữ có sức vóc cũng sắm sửa đò đi chở khách.

Suối Yến dài 4km, lái đò phải mất 45 phút hoặc cả giờ mới đến nơi. Những ngày cao điểm, mỗi lái đò chở được 6 - 10 chuyến đò tùy sức khỏe.

Làm nghề lái đò chở khách trên suối Yến cũng giống như một hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ đưa khách đi đến nơi, về đến chốn an toàn, mà còn phải biết cách trò chuyện và chia sẻ những thông tin về di tích mà khách quan tâm.

Người lái đò chở khách trên suối Yến kiêm luôn cả công việc hướng dẫn viên.

Năm nay là năm đầu tiên những người lái đò ở chùa Hương được đưa vào Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương phục vụ du khách tham quan lễ Phật vận chuyển thuyền, đò. Hiện có gần 4.000 chiếc thuyền, đò được người dân đăng ký vận chuyển khách tại lễ hội chùa Hương năm 2024. Tất cả các thuyền, đò đăng ký vào hợp tác xã được sơn màu xanh, đánh số, có logo hợp tác xã, trang bị đầy đủ áo phao, vật nổi… theo quy định.

Hiện có gần 4.000 chiếc thuyền, đò được người dân đăng ký vận chuyển khách tại lễ hội chùa Hương năm 2024.

Việc thành lập Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương giúp công tác điều hành, vận chuyển khách bằng thuyền, đò ở Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) có chuyển biến tích cực, việc phân chia chở đò đã công bằng, không còn phải tranh giành, chèo kéo khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.