Ngày thứ Hai 'đen tối' của thị trường chứng khoán toàn cầu
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết theo đuổi việc áp thuế đối ứng với các nước cho đến khi thâm hụt thương mại được xóa bỏ, đã gây ra tác động mạnh với thị trường toàn cầu.
Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 8%, xuống mức thấp nhất 18 tháng. Trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, Trung Quốc lao dốc gần 12%. Các ông lớn công nghệ Trung Quốc như Alibaba và Tencent lần lượt giảm hơn 14% và 10%. Tại Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 7%, cùng với chỉ số CSI300 lao dốc tương tự. Tại Đài Loan, Trung Quốc, chỉ số Taiex giảm gần 10%, với TSMC và Foxconn đều bị ngắt giao dịch do rơi quá mạnh.
Châu Âu cũng không tránh khỏi cơn chấn động. DAX của Đức mở cửa giảm 9%, FTSE 100 của Anh mất khoảng 5%. Australia và New Zealand cũng không tránh khỏi làn sóng giảm điểm.
Còn tại Mỹ, các hợp đồng tương lai cho thấy Phố Wall chuẩn bị có phiên giao dịch giảm sâu 20% so với mức đỉnh, với chỉ số S&P 500 đang tiến sát vùng "thị trường gấu" (tức là giai đoạn hầu hết các nhà đầu tư bán ra).
Nguyên nhân chính đến từ đòn áp thuế 34% mà Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh cũng tung ra mức thuế tương tự với toàn bộ hàng hóa Mỹ. Trung Quốc gọi đây là hành động "đe dọa thuế quan" và tuyên bố đã chuẩn bị kỹ càng để đối đầu.
Cùng lúc, giá dầu và vàng, hai tài sản trú ẩn quen thuộc, cũng lao dốc. Vàng giảm hơn 4% còn giá dầu Brent mất trên 2%. Giới đầu tư đang rất lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ đến sớm và nổ ra cuộc chiến tranh kinh tế toàn cầu. Do đó, thị trường chứng khoán tiếp tục được báo hiệu không nhiều tích cực trong thời gian tới.


Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.
Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.
Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.
0