Ngày Quốc khánh, thăm di tích lịch sử Cách mạng
Bởi khi đến đây, họ không chỉ được tìm hiểu những địa danh lịch sử, văn hóa của Hà Nội mà còn được cảm nhận đời sống chính trị, tinh thần dân tộc để từ đó hiểu hơn, yêu hơn đất nước, con người Việt Nam.
Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, một trong những địa chỉ đỏ của Hà Nội luôn thu hút đông du khách trong những ngày mùa thu tháng 9. Trong những ngày từ 25/8 đến ngày 2/9/1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội từ chiến khu Việt Bắc. Và đặc biệt, tại nơi này, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn văn hóa-xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho biết: ''Đây chính là dấu tích cách mạng rất quan trọng. Tuyên ngôn Độc lập đọc ở Ba Đình Bác soạn thảo ở đây, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, một trang sử mới của dân tộc Việt Nam. Thủ đô lúc bấy giờ là nơi Nhật, Pháp đóng, chọn ở một gia đình tư sản, điều ấy thể hiện Hồ Chí Minh tin vào nhân dân...''.

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám - địa điểm diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước, lá cờ cắm trên nóc Nhà hát Lớn luôn gợi nhắc đến mốc son chói lọi của dân tộc.
GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm lại: ''Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, nhân dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh, tiêu biểu cho cả nước, đem sức ta giải phóng cho ta bằng đấu tranh kết hợp chặt chẽ chính trị, vũ trang, ngoại giao, dành chính quyền nhanh gọn, ít đổ máu… Sau cuộc mít tinh thành biểu tình ngày 19/8 thì quảng trường này còn nhiều lần chứng kiến sự kiện vĩ đại trong thời khắc sinh thành của chế độ mới của nhà nước VNDCCH''.

Ngày 2/9, dường như trong lòng người dân đất Việt tràn đầy niềm tự hào về Tổ quốc. Nhiều người đến thăm các địa điểm lịch sử, tiếp lửa cho tình yêu đất nước và ghi nhớ công lao của thế hệ trước đã ngã xuống để giành độc lập.
Anh Đỗ Huy Hoàng, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chọn đi tham quan Hỏa Lò: ''Đến đây hôm nay tham quan nhà tù Hỏa Lò để hiểu rõ hơn''. Với chị Trần Thanh Hiền: ''Tôi thấy ngỡ ngàng khi khung cảnh thật đáng sợ, ông cha ta trải qua những gian khổ như thế vẫn chiến thắng được. Ngày 2/9, dành thời gian tham quan di tích lịch sử ở Hà Nội, mong muốn tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn di tích lịch sử, để hiểu hơn chiến thắng, gian khổ cha ông ta chịu đựng''.
Ngày Quốc khánh 2/9 không chỉ là ngày kỷ niệm lịch sử mà còn là dịp để mọi người ôn lại truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nguyện vọng xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0