Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Ngày 23/10, tại Hội nghị Cấp cao Nhóm BRICS ở Kazan, Nga, các nhà lãnh đạo đã nêu ra nhiều dự án chung, từ trao đổi ngũ cốc đến hệ thống thanh toán xuyên biên giới.

Nga - quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.

Theo Tổng thống Nga Putin, việc trao đổi này "sẽ góp phần hình thành các chỉ số giá công bằng và có thể dự đoán được cho các sản phẩm và nguyên liệu thô, xét đến vai trò đặc biệt của chúng trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Ông cũng cho rằng sáng kiến này sẽ giúp bảo vệ thị trường quốc gia khỏi sự can thiệp tiêu cực từ bên ngoài, đầu cơ và tình trạng thiếu hụt lương thực giả. Bên cạnh đó, ông Putin cũng kêu gọi thành lập một nền tảng đầu tư BRICS, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư giữa các nước BRICS và cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào các nước khác ở Nam Bán cầu.

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo cũng đã bày tỏ ủng hộ việc thành lập một hệ thống thanh toán xuyên biên giới chung, giúp các nước BRICS giao dịch với nhau, bỏ qua hệ thống tài chính toàn cầu với USD là đồng tiền chi phối.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.