Nga đề nghị hòa đàm trực tiếp, Ukraine có chấp nhận?

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Động thái được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tiếp tục theo dõi sát sao lập trường địa chính trị của Nga, giữa lúc căng thẳng xung đột tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Phát biểu tại cuộc họp báo tổng kết chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng, Tổng thống Putin tuyên bố Moscow sẵn sàng nối lại đàm phán trực tiếp với Kiev, vốn đã bị Ukraine đình chỉ vào cuối năm 2022.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay: “Chúng tôi cam kết đàm phán nghiêm túc với Ukraine. Ý nghĩa của các cuộc đàm phán này là loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột và thiết lập một nền hòa bình lâu dài, bền vững, theo quan điểm lịch sử. Quyết định bây giờ tùy thuộc vào Ukraine và các nhà lãnh đạo của họ, những người dường như bị chi phối bởi tham vọng chính trị cá nhân, chứ không phải bởi lợi ích của người dân”.

Cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Putin cáo buộc Ukraine đã nhiều lần vi phạm các lệnh ngừng bắn do Nga đơn phương công bố, bao gồm lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày đối với cơ sở hạ tầng năng lượng vào tháng trước, lệnh ngừng bắn dịp lễ Phục sinh và lệnh ngừng bắn ba ngày nhân Ngày Chiến thắng vừa kết thúc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh đề xuất này, khẳng định “một ngày tươi sáng đang đến với Nga và Ukraine”. Trong khi đó, giới quan sát tỏ ra hoài nghi về khả năng Ukraine chấp nhận lời đề nghị của Nga. Cựu chuyên gia phân tích an ninh cấp cao của Lầu Năm Góc Michael Maloof nhận định, Tổng thống Volodymyr Zelensky đang chịu sức ép đáng kể từ cả các nhóm vũ trang trong nước lẫn các nhà tài trợ phương Tây, khiến khả năng nối lại đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết là rất thấp.

Cùng quan điểm, Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Earl Rasmussen cảnh báo đề xuất hòa đàm trực tiếp của Tổng thống Putin là một đòn phản công bằng ngoại giao, nhưng khả năng Kiev hoặc các bên bảo trợ hưởng ứng đề nghị này vẫn còn bỏ ngỏ. Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh Tổng thống Zelensky vừa tổ chức hội nghị cấp cao tại Kiev với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức và Ba Lan, cùng hơn 30 quốc gia khác tham dự trực tuyến.

Sau hội nghị, ông Zelensky tuyên bố các bên đã đồng thuận kêu gọi một lệnh ngừng bắn toàn diện và vô điều kiện kéo dài ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5. Ông Zelensky cảnh báo, nếu Moscow từ chối đề xuất ngừng bắn này, Ukraine và các nước đồng minh sẽ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt mới, đặc biệt nhắm vào lĩnh vực năng lượng và ngân hàng của Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng trăm du khách đã đổ về khu nghỉ dưỡng Fuji Motosuko, Nhật Bản để tham dự Lễ hội hoa Fuji Shibazakura, còn được biết đến với tên gọi Lễ hội hoa dưới chân núi Phú Sĩ.

Ấn Độ vừa khánh thành một đơn vị sản xuất tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos tại tiểu bang Uttar Pradesh ở phía Bắc quốc gia này.

Ngày 11/5 theo giờ địa phương, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết họ sẽ thả một con tin người Mỹ gốc Israel bị bắt giữ ở Dải Gaza khi đang đàm phán trực tiếp với Mỹ về lệnh ngừng bắn cho vùng đất này.

Ngày 11/5 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để cắt giảm mạnh giá thuốc kê đơn tại Mỹ bằng cách điều chỉnh theo mức giá thấp nhất trên toàn cầu. Mức giảm ước tính lên tới 80% giá thuốc hiện tại.

Các ứng cử viên cho chức Tổng thống Hàn Quốc đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình vào hôm nay thứ Hai, ngày 12/5.

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tiếp tục leo thang trong cuối tuần qua dù lệnh ngừng bắn đã được công bố. Hai bên cáo buộc đối phương đã vi phạm lệnh ngừng bắn và tiếp tục thực hiện hàng chục cuộc giao tranh dữ dội.