Năm tỵ nói chuyện rắn
Nói chuyện rắn trong các điển tích
Thành ngữ Việt có câu “Cõng rắn cắn gà nhà” chỉ loài Việt gian bán nước, cúi đầu làm đầy tớ cho giặc cướp nước. Hầu hết các nền văn hóa từ cổ đại đến đương đại thì cũng đều coi hình tượng con rắn mang nghĩa xấu, nham hiểm, tráo trở độc ác
Loài rắn có nọc độc cắn chết con mồi. Hình dáng của rắn cũng không tròn trịa dễ thương. Nhưng loài rắn lại có thuộc tính đa dạng. Nọc rắn gây độc trực tiếp nhưng khi được bào chế trong y học lại là loại thuốc quý. Trong quan niệm tôn giáo, nhiều nơi thờ rắn, tôn vinh rắn. Thuộc vùng văn minh sông nước nên người Việt có nơi coi rắn như một thủy thần.
Trong Thiên chúa giáo có điển tích con rắn đến cám dỗ Eva nên loài người mất cơ hội trường sinh. Các Pharaon thời cổ đại thường mang trên mình hình ảnh rắn với mong muốn được bất tử. Thần chữa bệnh của người Hy lạp có tên Asclepius, được biểu tượng bằng con rắn. Còn người dân Campuchia tin rằng Vương quốc Khmer do vua rắn sáng lập nên ngôi đền Angkor Wat được khảm nhiều Naga bảy đầu.
Dù quan niệm thế nào thì trong các sử tích, rắn vẫn luôn là biểu trưng song hành hai thái cực. Loài người mượn những thuộc tính xấu của linh vật để răn dạy con trẻ và lấy sức mạnh của chính linh vật đó để tôn vinh.
Ngắm 'Thạch ong xà' tại làng cổ Đường Lâm
45 bức tượng tượng trưng cho 45 năm Việt Nam nỗ lực phát triển để hướng tới năm 2045 đạt được sự thịnh vượng và hiện đại hóa, bền vững, “Thạch ong xà” là bộ sản phẩm được chế tác chủ yếu từ gỗ mít, một loại gỗ quen thuộc ở phần lớn vùng nông thôn Việt Nam. Cùng với gỗ mít, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát sử dụng thêm đá ong là chất liệu đặc trưng của làng cổ Đường Lâm với màu sắc nâu vàng tự nhiên, gợi lên sự mộc mạc, gần gũi, đầy sức sống.
Những sản phẩm này, ngoài để trưng bày, được sử dụng như một dụng cụ đốt trầm hương. Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, cho biết: “Tạo hình của rắn khá đa dạng như hình tượng rắn hiện thực hay cách điệu, tất cả đều thể thể hiện sức sống, sự vươn mình nhằm lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống”.
Linh vật của năm Ất Tỵ trên trang phục mùa xuân
Lấy cảm hứng từ những bức tranh rắn của họa sĩ Lê Thiết Cường, sau hai tháng đầu tư nghiêm túc vào từng thiết kế, bộ sưu tập gồm 10 mẫu áo dài và 10 mẫu khăn đã được hoa hậu Ngọc Hân cho ra mắt.
Quá trình in tranh trên nền vải không hề dễ dàng. Những bức tranh có khẩu ngang, tà áo dài lại có khổ dọc nên rất khó sắp xếp bố cục in. Nàng hậu mất khá nhiều thời gian sắp xếp lại bố cục màu sắc, thậm chí đưa hai tới ba bức tranh lên cùng mảnh vải may áo dài để vừa giữ được tinh thần tranh của họa sĩ Lê Thiết Cường, lại vừa thể hiện được dấu ấn riêng về thiết kế của hoa hậu Ngọc Hân.
Nhà thiết kế còn sáng tạo áo dài dành cho cả phụ nữ, nam giới và trẻ em để khách hàng có thể diện du xuân.
Các "địa chỉ đỏ" tại Hà Nội vẫn đang tấp nập dòng người đến tham quan, dù đã bước sang ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài 5 ngày.
Ngày 2/5, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tổ chức đón các đoàn quân đội hoàn thành nhiệm vụ tham gia diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trở về đơn vị.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP. HCM.
Các lực lượng chức năng TP. Hà Nội đang tập trung hướng dẫn phân luồng đảm bảo giao thông tại các điểm vui chơi, du lịch khu vực ngoại thành, do mật độ, lưu lượng phương tiện tăng cao trong ngày thứ ba của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Tính đến hết ngày nghỉ lễ 1/5, toàn quốc xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 56 người, thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an).
Theo Cục Cảnh sát Giao thông, ngày 2/5 có số người vi phạm nồng độ cồn tăng cao nhất, tăng tới 625 trường hợp so với ngày đầu của kỳ nghỉ lễ (30/4) và tăng 157 trường hợp so với ngày 1/5.
0