Mỹ tiến gần hơn đến việc cấm TikTok
Phán quyết là cú đánh mạnh vào TikTok tại thị trường lớn nhất là Mỹ với hơn 170 triệu người sử dụng.
Trước đó, Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 năm nay đã ký thông qua Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát (PAFACA), buộc ByteDance - công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Trung Quốc - phải hoàn thành việc thoái vốn tại TikTok theo thời hạn chót là ngày 19/1/2025. Nếu ByteDance không thực hiện chuyển quyền sở hữu, TikTok sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ.
Đạo luật nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, khi các nhà lập pháp Mỹ lo ngại dữ liệu về người Mỹ có thể bị khai thác khi họ sử dụng ứng dụng TikTok.
Đến đầu tháng 5, TikTok và công ty mẹ ByteDance đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang quận Columbia - tòa có thẩm quyền xét xử khiếu nại liên quan đến PAFACA.
Trong đơn, ByteDance và TikTok cáo buộc Chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm một nền tảng mạng xã hội như Tik Tok là vi phạm Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp Mỹ về quyền tự do ngôn luận. Họ cũng lập luận rằng việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok là không khả thi dưới góc độ thương mại, công nghệ và pháp lý.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0