Mỹ ngừng sản xuất đồng 1 xu để tiết kiệm ngân sách

Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa quyết định ngừng sản xuất đồng 1 xu, đánh dấu bước đi quan trọng trong việc giảm chi phí và tối ưu hóa hệ thống tiền tệ của Mỹ.

Quyết định này không chỉ được kỳ vọng giúp tiết kiệm ngân sách mà còn đơn giản hóa các giao dịch và mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng. Đồng xu penny, hay còn gọi là đồng 1 xu, được phát hành lần đầu tiên vào năm 1793, được làm từ kẽm và đồng.

Trong suốt những năm qua, đã có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu đồng 1 xu có nên bị loại bỏ khỏi hệ thống tiền tệ của Mỹ hay không. Những người ủng hộ việc giữ đồng 1 xu cho rằng, nó giúp duy trì giá tiêu dùng ở mức thấp và là nguồn thu nhập cho các tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, đối với nhiều người dân Mỹ, đồng xu penny đã trở thành một vật dụng phiền toái, thường xuyên bị vứt vào ngăn kéo, gạt tàn hoặc heo đất.

Thực tế, chi phí sản xuất đồng một xu penny đã vượt quá giá trị thực tế của nó, khiến cho việc duy trì sản xuất đồng xu này trở nên lãng phí. Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Trump cho biết, Mỹ đã chi nhiều hơn 2 xu để sản xuất một đồng xu penny. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, điều này là sự lãng phí không cần thiết cho ngân sách quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.