Mỹ cần vạch rõ mục tiêu cuối cùng trong xung đột Ukraine
Phát biểu trên được chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đưa ra vào thời điểm Nhà Trắng nhiều lần kêu gọi Quốc hội nước này thông qua gói viện trợ lớn dành cho Ukraine nhằm duy trì dòng vũ khí tới Kiev.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Mỹ CBS, ông Mike Johnson cho rằng, Mỹ cần phải bảo đảm biên giới của chính mình trước khi bảo vệ biên giới của bất kỳ nước nào khác. Điều này phản ánh nguyên nhân chính dẫn tới sự phản đối của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đối với gói viện trợ mà chính quyền Tổng thống Joe Biden thúc đẩy vào cuối tháng 10/2023, trong đó hơn 60 tỷ USD dành cho Kiev. Đảng Cộng hòa cho đến nay vẫn kiên quyết phản đối, với yêu cầu dành tiền hỗ trợ cho chính sách bảo vệ biên giới chặt chẽ hơn.

Lý giải về động thái này, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết, việc chặn dự luật viện trợ cho Ukraine hồi cuối năm ngoái là một “thông điệp gửi tới Nhà Trắng rằng chính phủ vẫn chưa có một kế hoạch rõ ràng về vấn đề Ukraine để thông tin tới người dân Mỹ”.
“Kết cuộc ở Ukraine là gì? Chiến lược của nước Mỹ là gì? Mục tiêu là gì? Làm thế nào chúng ta có thể giám sát đúng mức số tiền đóng thuế quý giá này?” ông Mike Johnson nhận xét.
Cũng theo chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, để viện trợ thêm cho Ukraine, thực tế là Mỹ phải vay tiền từ nơi khác. Ông đồng thời lưu ý rằng nợ liên bang của Mỹ đã lên tới 34 nghìn tỷ USD. “Điều chúng tôi đang nói là, hãy làm điều này một cách hợp lý… chúng tôi cần trách nhiệm giải trình đối với những người tài trợ cho việc đó,” và “Nhà Trắng chưa đưa ra những câu trả lời đó”.
Bà Shalanda Young- Giám đốc ngân sách Nhà Trắng thừa nhận với báo chí tuần trước rằng tình hình viện trợ của Ukraine là “tồi tệ”. Bà cảnh báo, nếu không có sự hỗ trợ của Quốc hội đối với nguồn tài trợ bổ sung, Mỹ có thể phải ngừng hoàn toàn viện trợ cho Kiev.
Theo ước tính của truyền thông Nga, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang vào đầu năm 2022, Kiev đã nhận được hơn 200 tỷ USD viện trợ quốc tế, trong đó gần đây nhất Mỹ đã cung cấp cho Kiev gói vũ khí mới trị giá 250 triệu USD vào cuối tháng 12. Về phía Nga, Moscow khẳng định viện trợ quân sự của phương Tây không giúp xoay chuyển cục diện cuộc xung đột, mà chỉ kéo dài giao tranh và làm tăng thương vong, đồng thời khiến các nhà tài trợ của Kiev trở thành bên trực tiếp tham gia vào xung đột.


Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.
Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và lựu pháo, cùng nhiều vũ khí khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
0