Mua đất của Cienco 5 rồi không thể xây nhà
Bà Vũ Thị Thạch (phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mua thửa đất liền kề có ký hiệu B2.1-LK 0418 của Công ty cổ phần Phát triển Địa ốc CIENCO 5.
Từ năm 2019 cho đến nay, bà đã nộp 90% số tiền chia làm bốn đợt. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao đất tại thực địa và cũng chưa thể xin phép xây dựng nhà. Nguyên nhân do khu B2.1 là đất xây dựng biệt thự chứ không phải liền kề theo Quyết định điều chỉnh tổng thể Quy hoạch của UBND Thành phố Hà Nội.

Tôi bán đất ở quê đi mua, giờ đi ở nhờ, chủ đầu tư trả lời xin quy hoạch không biết đến bao giờ.
Bà Vũ Thị Thạch (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Theo phiếu thu của chủ đầu tư, lô đất được bán ghi đất liền kề và có số thửa rõ ràng. Tuy nhiên, thửa đất B2.1 chưa hề được điều chỉnh quy hoạch, chứng tỏ đây là hồ sơ khống mà chủ đầu tư đã dùng để bán đất cho khách hàng.
Cùng chung cảnh ngộ với bà Thạch còn có hàng trăm người khác. Người thì mua đầu tư, không ít trường hợp phải tích cóp, vay mượn để mong có chốn an cư. Việc chủ đầu tư tự ý điều chỉnh quy hoạch, thu tiền thật nhưng bán đất trên giấy đã khiến nhiều người rơi vào cảnh lao đao.

Khi tôi mua cũng phải bán đất ở quê, bán chung cư ở Dương Nội, vay thêm tiền để mua. Tôi mong muốn các cấp chính quyền vào cuộc giúp chúng tôi đòi lại quyền lợi của mình.
Anh Trần Ngọc Toàn (phường Dương Nội - quận Hà Đông).
Tại Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5, 2 khu B2.1 và A3.1 quy hoạch là biệt thự nhưng đã bị chia nhỏ, phân lô thành đất liền kề để bán. Sai phạm của chủ đầu tư đang khiến người mua phải gánh chịu hậu quả.
Vướng mắc còn tồn tại của dự án đối ứng (Thanh Hà A, Thanh Hà B, Mỹ Hưng) thuộc quận Hà Đông và huyện Thanh Oai đã được UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên, những người mua đất vẫn chưa biết đến khi nào quy hoạch mới điều chỉnh để được nhận đất, xây nhà.


Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.
0