Một ly rượu cũng đủ tăng nguy cơ đột quỵ
Một nghiên cứu sâu rộng của Đại học Seoul (Hàn Quốc), khẳng định rằng việc uống rượu hàng ngày không được khuyến khích đối với thanh niên. Theo nghiên cứu với 1,5 triệu người tham gia này, một ly rượu mỗi ngày đủ để làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 19% ở những người trong độ tuổi 20-30.
Các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn những người tham gia trong độ tuổi từ 20 đến 39 từ cơ sở dữ liệu của Dịch vụ Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc và cho họ kiểm tra sức khỏe từ năm 2009 đến năm 2012. Những người tham gia uống tối thiểu 1 ly rượu hoặc bia mỗi ngày và kéo dài trong 4 năm.
Sau đó, họ đếm những người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ xuất huyết trong thời gian theo dõi. Điều này cho phép họ xác định rằng những người trẻ tuổi đã tiêu thụ hơn 105 g / tuần rượu trong 2, 3 và 4 năm, có nguy cơ đột quỵ cao hơn đáng kể, và đặc biệt là đột quỵ xuất huyết hơn là thiếu máu cục bộ.


Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
0