Mở rộng đường Láng đang ở giai đoạn nghiên cứu dự án
Theo quy hoạch, đường vành đai 2 khép kín dài 39km, hiện còn 6,1km chưa được cải tạo, đầu tư mở rộng, trong đó có đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy trùng với đường Láng dài 3,8km. Do đó, việc đầu tư hoàn thiện đoan này là cần thiết.
Ông Phan Trưởng Thành, Trưởng phòng kế hoạch Tài Chính, Sở GTVT Hà Nội chia sẻ: "Nếu hoàn thiện được toàn bộ tuyến vành đai 2 theo qui hoạch sẽ giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông, các điểm giao cắt trên các tuyến giao thông trọng điểm, hỗ trợ giảm tải cho vành đai 3 hiện nay, nhất là sau khi vừa thông xe cầu Vĩnh Tuy 2 và các đoạn trên cao khác."


Anh Đinh Nho Toàn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa cho biết: "Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án trên 21.000 tỷ đồng, trong đó chi phí mở rộng đoạn dưới thấp hơn 17.000 tỷ phần lớn dành cho giải phóng mặt bằng và xây dựng đoạn trên cao gần 3900 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện Sở GTVT, đây chỉ là con số khái toán ban đầu.
Dự án mới đang trong quá trình nghiên cứu tiền khả thi và sẽ phải đưa ra nhiều phương án khác nhau. Trong đó, bao gồm cả phượng án mở rộng, làm đường vành đai 2 trên cao về phía sông Tô Lịch hay làm đường sắt đô thị thay thế.

Ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng KHTC, Sở GTVT Hà Nội cho biết: "Chúng tôi khẳng định rằng khi kịch bản đưa nhiều phương án, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước phải chọn được phương án phù hợp khả thi, có tính kinh tế và hiệu quả nhất, thậm chí là đặt lên bàn cân đong đo đếm để có thể triển khai dự án hiệu quả hay không."
Hàng cây xà cừ lâu năm chạy dọc đường Láng sẽ được nghiên cứu cố gắng bảo tồn hoặc hạn chế tối đa bị ảnh hưởng. Cũng theo sở GTVT, đây là dự án có qui mô phức tạp, tuy chỉ dài 3,9km nhưng khối lượng nếu phải GPMB lớn, nên sẽ được lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các cấp ngành và người dân nằm trong vùng tác động của dự án.

Đồng thời, thành phố cũng phải cân đối nguồn vốn thực hiện, khi hiện nay còn đang tập trung làm vành đai 4 có tổng mức đầu tư lớn.
Dự kiến, sớm nhất đến cuối năm nay, cơ quan quản lý mới trình HĐND thành phố xin chủ trương đầu tư dự án.


UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.
Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
0