Đường Láng sẽ được mở rộng gấp đôi
Dự án mở rộng đường Láng được triển khai nhằm giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở và phát huy hiệu quả tuyến đường vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở.
Từ chiều rộng mỗi bên 10,5 m hiện nay, khi cải tạo xong, đường Láng sẽ rộng 53,5 m, vận tốc thiết kế 80 km/h và là trục chính đô thị. Các hạng mục đầu tư chủ yếu là giải phóng mặt bằng theo mặt cắt ngang quy hoạch, nền mặt đường, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hào kỹ thuật, nghiên cứu đồng bộ các nút giao. Dự kiến, thời gian thực hiện của dự án sẽ từ 2026-2030.

Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy tức trục đường Láng hiện nay, có tổng mức đầu tư trên 21.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến đoạn dưới thấp hơn 17.000 tỷ đồng (gồm chi phí giải phóng mặt bằng là 16.700 tỷ đồng và chi phí xây lắp là 541 tỷ đồng) và đoạn trên cao gần 3.900 tỷ đồng.

Do tổng mức đầu tư lớn nên Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất tách thành hai dự án và ưu tiên cải tạo mở rộng Vành đai 2 dưới thấp dài khoảng 3,8 km, điểm đầu tại nút giao Ngã Tư Sở và điểm cuối tại nút giao Cầu Giấy.
Đường Láng chạy dọc bờ đông sông Tô Lịch, dài 4.104m, kéo dài từ ngã tư Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở được đặt tên từ năm 1986. Là nơi tập trung đông khu dân cư, chợ dân sinh, cửa hàng cùng nhiều di tích đền chùa, cũng như là khu vực hội tụ nhiều cơ sở giáo dục lớn trên cả nước. Đường Láng trước đây thường xuyên rơi vào trạng thái ùn ứ, tắc nghẽn vào khung giờ cao đểm, hay còn được gọi là "cơn ác mộng giờ tan tầm". |


Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
0