Miễn nhiệm chức Tổng thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường
Ông Bùi Văn Cường thôi giữ các chức vụ Tổng thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV; nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
Ông Bùi Văn Cường 59 tuổi; Tiến sĩ Kỹ thuật an toàn hàng hải, Thạc sĩ An toàn hàng hải, Kỹ sư Điều hành tàu biển, Cử nhân Anh văn; quê ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 (dự khuyết), 12, 13; đại biểu Quốc hội khóa 13, 14, 15.
Ông từng làm Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ tháng 7/2019, ông được điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk. Tháng 4/2021, Quốc hội bầu ông giữ chức Tổng thư ký Quốc hội với tỷ lệ tán thành 96,88%.
Hiện Văn phòng Quốc hội có bốn Phó chủ nhiệm gồm các ông/bà: Nguyễn Mạnh Hùng, Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Thúy Ngần và Phạm Đình Toản. Ban thư ký Quốc hội hiện nay có bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng thư ký Thường trực; ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Tổng thư ký.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tổng thư ký có nhiệm vụ tham mưu về dự kiến chương trình làm việc, quy trình thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Tổng thư ký là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan và đại biểu Quốc hội.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, Quốc hội đã bãi nhiệm 4 đại biểu, cho thôi nhiệm vụ đại biểu với 14 người. Tổng số đại biểu Quốc hội khóa 15 hiện là 481.
'Dù phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng', là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khi tiếp thu và giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) vào sáng 14/5.
Bà Nguyễn Thị Phương trong thời gian giữ chức Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Kết đã có nhiều sai phạm, khuyết điểm gây hậu quả nghiêm trọng, gây dư luận xấu.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định về đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với ông Nguyễn Hồng Khanh, cựu Bí thư Thị ủy Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Viện Kiểm sát đánh giá, thời điểm ký giấy phép cho Công ty Thái Dương, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc không bị tác động hay nhận bất kỳ lợi ích gì từ doanh nghiệp nên đề nghị mức án 30-36 tháng tù treo.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình với những việc làm cụ thể, thiết thực.
"Phân cấp, phân quyền phải đi liền với tăng kiểm soát và giám sát" là nội dung được nhiều đại biểu đề cập khi thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật chính quyền địa phương (sửa đổi).
0