Hoàn thành lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp vào ngày 5/6
Sáng nay, 14/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Trước đó, ngày 5/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 phải bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp của Đảng. Toàn bộ quan điểm, nội dung, quy trình phải tuân thủ Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, các nguyên tắc, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phải dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả, thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Về phạm vi và nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết, Ủy ban xác định dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 2 điều; Điều 1 gồm 8 khoản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; Điều 2 gồm 3 khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.
Về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp, Ủy ban đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là từ ngày 1/7/2025.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết đã bắt đầu từ ngày 6/5/2025 và hoàn thành vào ngày 5/6/2025.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của nhân dân, các ngành, các cấp và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban và các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để báo cáo Quốc hội thảo luận, cho ý kiến một lần nữa sau đó sẽ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp ngày 24/6/2025 theo đúng Chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua.


Thượng tá Nguyễn Lê Cường, Phó Trưởng phòng PCCC&CNCH, đã bị thương khi tham gia chữa cháy kho xưởng vào chiều 13/5 tại quận Nam Từ Liêm.
Trưởng Công an xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì) Nguyễn Bình An đã bị đình chỉ công tác để xác minh, làm rõ trách nhiệm trong vụ va chạm giao thông giữa xe ô tô với 6 xe máy xảy ra tại đường Kim Giang.
Mạng xã hội gần đây lan truyền thông tin Hà Nội và TP. HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành từ năm 2026, khiến nhiều người hoang mang.
Thay vì phải xuất trình giấy tờ bản cứng như trước đây, người dân có thể xuất trình thông tin các giấy tờ liên quan đến người lái và phương tiện cho lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý qua ứng dụng VNeID.
Nhằm bảo đảm giao thông trong dịp đại lễ Phật đản, Công an Hà Nội sẽ phân luồng, hạn chế phương tiện tại nhiều tuyến đường theo khung giờ.
Đề nghị Quốc hội giữ lại quy định về quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân trong Dự thảo bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 2013. Vì nếu nếu bỏ quyền này thì sẽ làm mất đi một cơ chế giám sát của các đại biểu đại diện cho tiếng nói, ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
0