Miễn học phí: Quyết định đúng đắn, kịp thời, hợp lòng dân

Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh công lập trên cả nước từ năm học 2025 - 2026. Ngay lập tức, chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận cao của xã hội và phụ huynh, học sinh.

Xuất phát từ sự quan tâm lớn đến giáo dục, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có nhiều quyết sách quan trọng, nhanh chóng phê duyệt đề xuất của Chính phủ và chỉ đạo quyết tâm thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông công lập.

Thực tế, học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Việc mở rộng đối tượng miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông trên cả nước sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện thực hiện “học tập suốt đời” trong nhân dân. Điều này thể hiện sự ưu việt của chế độ, phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển; đồng thời cho thấy tư tưởng, chủ trương đầu tư thực chất cho giáo dục và văn hoá của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Theo quy định hiện hành, trong các cơ sở giáo dục công lập, học sinh tiểu học không phải đóng học phí; trẻ mầm non 5 tuổi được miễn học phí; từ ngày 1/9/2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến hết lớp 9 trung học cơ sở. Đã có 10 tỉnh/thành phố đã ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024 - 2025. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí.

Và theo quyết định mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm, của Bộ Chính trị, từ năm học mới 2025 - 2026 tới đây, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập sẽ được miễn học phí. Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.

Quyết sách đúng đắn, kịp thời và đầy tính nhân văn với tầm nhìn xa của người đứng đầu Đảng đã mang đến niềm vui lớn cho hàng triệu phụ huynh và học sinh trên cả nước. Đại diện các cơ sở giáo dục cùng hoàn toàn đồng tình và ủng hộ.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Hồng Thái cho hay: "Tôi đánh giá đây là một chính sách ưu việt, sự quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị dành cho thế hệ trẻ".

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Minh, quận Cầu Giấy thì chia sẻ: "Đây là một quyết sách nhân văn, đảm bảo cơ hội học tập cho các học sinh ở mọi địa bàn, mọi độ tuổi".

Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với 2,3 triệu học sinh. Toàn thành phố có 2.310 trường công lập. Học phí nhà trẻ, mẫu giáo (không bao gồm trẻ em mầm non 5 tuổi), THPT, giáo dục thường xuyên cấp THPT dao động từ 24.000 đồng/1 học sinh/1 tháng đến 217.000 đồng/1 học sinh/1 tháng tại các cơ sở giáo dục ở các xã miền núi, đến các cơ sở giáo dục ở phường, thị trấn.

Trên quy mô cả nước, nhu cầu kinh phí ngân sách phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh là khoảng 30 nghìn tỷ đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng học phí trường công lập chỉ là một khoản chi nhỏ trong chi phí học tập mà một gia đình dành cho con em mình. Nhưng thực tế, với nhiều học sinh, ở những khu vực hay gia đình có hoàn cảnh khó khăn, việc không phải lo lắng vì chuyện thiếu học phí sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt đẹp cho các em. Điều này cũng hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời. Có đầu tư thực chất cho văn hoá, giáo dục thì mới xây dựng được đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.