Mì ramen và giấc mơ toàn cầu của Yoshinoya

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Không chỉ là một món ăn nhanh chóng và tiện lợi, mì ramen từ lâu đã trở thành biểu tượng ẩm thực đường phố của Nhật Bản. Nắm bắt được sức hút toàn cầu của món ăn này, Yoshinoya, chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang đặt kỳ vọng lớn vào mì ramen, với tham vọng đưa món ăn quốc dân này trở thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng bên cạnh món thịt bò gyudon và mì udon.

Theo kế hoạch tăng trưởng 5 năm mới được công bố, Yoshinoya đặt mục tiêu tăng lợi nhuận hoạt động từ mảng kinh doanh mì ramen lên gấp 10 lần, đạt khoảng 28 triệu USD. Đồng thời, công ty kỳ vọng doanh thu từ ramen sẽ đạt 40 tỷ yên (tương đương khoảng 276 triệu USD) vào năm tài chính 2029, chiếm 13% tổng doanh số, tăng đáng kể so với mức chỉ 4% vào năm ngoái.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngành nhà hàng Nhật Bản đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm chi phí nguyên liệu tăng cao, đặc biệt là giá gạo trong nước và giá thịt bò nhập khẩu từ Mỹ. Trong khi đó, việc điều chỉnh giá bán vẫn là một bài toán khó tại một quốc gia vừa mới thoát khỏi giai đoạn giảm phát kéo dài.

Tân Tổng giám đốc điều hành Yoshinoya, ông Tetsuya Naruse, bày tỏ sự lạc quan về tiềm năng phát triển của ramen, đặc biệt ở thị trường nước ngoài. Trong năm tài chính vừa qua, công ty đã đầu tư mạnh mẽ để mở rộng danh mục thương hiệu, thông qua việc mua lại hai chuỗi ramen có trụ sở tại Kyoto là Takara Sangyo và Kiramekino Mirai. Đây là động thái tiếp nối sau việc sáp nhập các thương hiệu ramen khác như Withlink tại Hiroshima và Setagaya tại Tokyo.

Yoshinoya cũng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh ramen thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập với những thương hiệu khác trong thời gian tới. Mục tiêu dài hạn mà công ty hướng đến là trở thành nhà bán mì ramen hàng đầu thế giới vào năm 2035. Tham vọng này cho thấy nỗ lực của Yoshinoya trong việc đa dạng hóa mô hình kinh doanh, nhằm thích nghi với thị trường nội địa đang thay đổi nhanh chóng và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Với di sản văn hóa ẩm thực giàu bản sắc và sức hút toàn cầu ngày càng tăng, ramen được xem là “vũ khí chiến lược” mới của Yoshinoya trong hành trình chinh phục thị trường toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Canada hiện đang xem xét các khoản đầu tư tiềm năng vào lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng trị giá 175 tỷ đô la.

Giới chức ngoại giao châu Âu đã lên tiếng chỉ trích vụ Israel nổ súng vào các nhà ngoại giao đến thăm thành phố Jenin ở Bờ Tây, đồng thời yêu cầu Israel điều tra vụ việc.

Moody’s đã hạ một bậc xếp hạng của Mỹ, từ mức cao nhất là AAA xuống mức AA+ do thâm hụt tài khóa và tiền trả lãi của chính phủ liên tục tăng.

Một chiến dịch khuyến khích người dân ăn nhạt hơn đang được triển khai tại Nhật Bản nhằm góp phần giảm tỷ lệ cao huyết áp ở người dân.

Một ngày sau khi Mỹ công bố hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu “Vòm Vàng”, Trung Quốc đã lên tiếng thúc giục Mỹ từ bỏ kế hoạch phát triển và triển khai hệ thống này.

Ông Trump cáo buộc Nam Phi không giải quyết tuyên bố vô căn cứ của mình về các vụ giết hại nông dân da trắng.