Máy bay điện Trung Quốc hoàn thành bay xuyên biển
Đây là máy bay cất - hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện (eVTOL) do công ty công nghệ cao Trung Quốc AutoFlight phát triển. Chiếc taxi bay này có tên là Thịnh Vượng, vừa hoàn thành chuyến bay thử nghiệm từ cảng ở Thâm Quyến đến Chu Hải. Chuyến bay kéo dài khoảng 20 phút, nhanh hơn rất nhiều so với hành trình thông thường dài khoảng 3 tiếng khi di chuyển bằng ô tô.

Với phạm vi hoạt động tối đa 250 km, máy bay điện Thịnh Vượng có khả năng chở 5 người với vận tốc lên tới 200 km/h. Chiếc taxi bay này sử dụng năng lượng điện thuần túy, có thể cất cánh thẳng đứng như trực thăng, sau đó chuyển sang chế độ bay cánh cố định trên không như máy bay truyền thống.
Với khả năng di chuyển thông minh, thân thiện với môi trường, taxi bay của AutoFlight được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng cho giao thông đô thị và liên thành phố giúp giảm tắc nghẽn đường bộ.


Nhu cầu di chuyển đến các điểm du lịch ngày càng tăng và tàu hỏa là một trong những phương tiện đang được nhiều người lựa chọn.
Ngành đường sắt sẽ chạy tăng thêm nhiều chuyến tàu trên các tuyến đảm bảo phục vụ nhân dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, đồng thời sẽ giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội.
Nghị định số 89/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất để khai thác tại Việt Nam. Vậy loại máy bay này có gì đặc biệt?
Các chuyến bay giữa TP.HCM và Vân Đồn của hãng Vietnam Airlines dự kiến từ ngày 17/4 sẽ chuyển sang nhà ga T3.
Hãng Vietjet Air đã đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo sử dụng máy bay Comac ARJ21 của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/4.
Boeing 747-8 là chiếc chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14-15/4.
0