Kinh doanh máy bay không người lái khởi sắc ở Trung Quốc
Tại huyện Bắc Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc, một khu vực dành riêng cho việc thử nghiệm máy bay không người lái đã được thành lập, thu hút các công ty trên khắp đất nước tới thử nghiệm sản phẩm của họ ở những địa hình thuận lợi.
Anh Zhang Jian - nhân viên của một công ty UAV ở Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên: “Địa hình của Bắc Xuyên chủ yếu bao gồm các ngọn núi. Địa lý miền núi phức tạp là điều kiện lý tưởng để thử nghiệm máy bay không người lái nhằm kiểm tra khả năng tốt nhất của máy bay”.

Anh Huang Tian - nhân viên của một công ty UAV ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh: "Là một công ty có trụ sở tại Thẩm Dương, chúng tôi đến đây để nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm máy bay không người lái và đã gặp nhiều đối tác ở đây. Thị trường đang thực sự nóng lên".
Thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc, được mệnh danh là "thủ đô của máy bay không người lái", đã trở thành nơi tiên phong về nền kinh tế tầm thấp ở Trung Quốc.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Thành phố Thâm Quyến, thành phố đã mở 77 tuyến bay UAV mới và hoàn thành hơn 600.000 chuyến bay vận chuyển hàng hóa bằng UAV vào năm 2023. Những quy định tiên phong thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02.

Trọng tâm của việc phát triển máy bay không người lái là máy bay điện cất hạ cánh thẳng đứng (eVTOL). Thiết bị này nhanh như máy bay trực thăng nhưng yên tĩnh hơn và hiệu quả hơn nhờ năng lượng điện.
Chiếc máy bay cải tiến này được kỳ vọng cách mạng hóa giao thông đô thị, bởi nó có thể được dùng làm taxi trên không và thực hiện các chuyến tham quan trên không. Đến năm 2025, lĩnh vực kinh tế tầm thấp của Trung Quốc dự kiến có giá trị lên tới 5 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 700 tỷ USD).


Ngành đường sắt sẽ chạy tăng thêm nhiều chuyến tàu trên các tuyến đảm bảo phục vụ nhân dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, đồng thời sẽ giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội.
Nghị định số 89/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất để khai thác tại Việt Nam. Vậy loại máy bay này có gì đặc biệt?
Các chuyến bay giữa TP.HCM và Vân Đồn của hãng Vietnam Airlines dự kiến từ ngày 17/4 sẽ chuyển sang nhà ga T3.
Hãng Vietjet Air đã đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo sử dụng máy bay Comac ARJ21 của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/4.
Boeing 747-8 là chiếc chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14-15/4.
Tổng thị trường vận chuyển hàng không trong quý I/2025 đạt hơn 20,7 triệu khách (tăng 9,2% so với cùng kỳ); trong đó, nội địa hơn 9 triệu khách (tăng 5,4%) và quốc tế hơn 11,7 triệu khách (tăng 12,3%).
0