Luật Thủ đô tạo chính sách vượt trội để phát triển NƠXH
Theo quy định tại Điều 29 Luật Thủ đô 2024, đã hiện diện rõ hơn chỗ đứng của phân khúc nhà ở xã hội. Luật mới quy định cho phép Hội đồng nhân dân thành phố quyết định sử dụng ngân sách thành phố để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập. Sự phân quyền mạnh mẽ đã đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô.
Trong báo cáo về phát triển, quản lý nhà ở xã hội mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết thành phố có 69 dự án đã và đang triển khai. Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, có 8 dự án đã hoàn thành toàn bộ với 10.270 căn và 3 dự án hoàn thành một phần.
Từ nay đến hết năm 2025, có 11 dự án dự kiến hoàn thành với gần 6.000 căn, tương đương 345.000m2 sàn. Với tổng 19 căn dự kiến hoàn thành trong giai đoạn năm 2021 - 2025, thành phố sẽ đạt hơn 78% chỉ tiêu kế hoạch phát triển nhà xã hội với khoảng 15.440 căn, tương ứng 952.000m2 sàn.


Hiện tượng lệch pha cung - cầu không chỉ diễn ra ở thị trường TP. Hồ Chí Minh mà đang trở nên phổ biến ở các địa phương trên cả nước.
Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.
Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.
0