Luật Thủ đô 2024: Khơi nguồn lực để Hà Nội vươn mình

Có hiệu lực kể từ ngày hôm nay 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 là cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội vươn mình phát triển xứng tầm cả về thế và lực, xứng đáng là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Một trong những dấu ấn lớn của Hà Nội trong năm 2024 là việc Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua. Những chính sách đặc thù và sự điều chỉnh phù hợp của luật này được kỳ vọng sẽ giúp Thủ đô tháo gỡ nhiều "điểm nghẽn" về cơ chế để huy động tối đa các nguồn lực dành cho phát triển.

Hiện nay, mới chỉ có 67/117 cơ sở sản xuất thực hiện di dời ra khỏi nội đô và chỉ có duy nhất 1 trong tổng số 12 trường đại học trong diện di dời, thực hiện di dời. Chưa có chế tài đủ mạnh, cùng với thiếu quỹ đất được xem là những nguyên nhân chính khiến việc di dời này vẫn còn chậm.

Ngày 28/6/2024 được xem là dấu mốc quan trọng của Hà Nội. Luật Thủ đô 2024 chính thức được Quốc hội thông qua. Có hiệu lực từ hôm nay, Luật có 7 chương, 54 điều và 9 nhóm chính sách lớn.

Điều 38, Chương 4 của Luật nhấn mạnh, HĐND thành phố Hà Nội được bố trí kinh phí từ ngân sách hỗ trợ di dời, xây dựng mới, bố trí đất cho các cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục đại học theo biện pháp, lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý để Hà Nội đẩy nhanh việc di dời trường đại học, cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi nội đô.

Những nhóm chính sách lớn của Luật Thủ đô theo hướng thực sự trao cho Hà Nội những cơ chế vượt trội, khả thi, để từ đó giúp Hà Nội giải quyết nhiều vấn đề cốt lõi cho sự phát triển của Thủ đô. Để triển khai bộ luật đặc biệt này, trong quý III, IV năm 2024, Hà Nội mở đợt phổ biến, tuyên truyền Luật Thủ đô rộng rãi trước khi Luật có hiệu lực thi hành.

Đồng thời, Thành phố đã xây dựng và ban hành văn bản triển khai 39 nội dung thuộc thẩm quyền và tích cực phối hợp cơ quan trung ương để cụ thể hoá các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, hoàn thành khi Luật Thủ đô có hiệu lực, ngày 01/01/2025.

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: "Đầu tiên, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong việc thực hiện Luật Thủ đô. Thứ hai, đối với các nội dung cụ thể, Luật có hiệu lực từ 1/1/2025, căn cứ vào các lộ trình cụ thể, thành phố phải xây dựng các văn bản để thực hiện các nhóm cơ chế chính sách, để đảm bảo tiến độ. Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với bộ, ban, ngành cơ quan trong ương, thực hiện các văn bản có liên quan. Cuối cùng là việc triển khai phải đồng bộ, toàn diện gắn thực hiện Luật Thủ đô với thực hiện hai đồ án quy hoạch, hướng tới xây dựng thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại".

Bên cạnh đó, cơ chế phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ, giúp chính quyền Thủ đô có đủ thẩm quyền, tự chủ và trách nhiệm trong quá trình triển khai luật vào đời sống.

Cùng với Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội hoàn thiện cơ sở pháp lý. Qua đó, đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, tiên phong đi đầu trong sự nghiệp kiến tạo “Kỷ nguyên mới - Kỳ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.