Luật Đất đai 2024 hạn chế rủi ro 'sốt đất ảo'

Luật Đất đai 2024 với những quy định siết phân lô bán nền sẽ giúp thị trường minh bạch và không còn “sốt” ảo.

Phân khúc đất nền đang ghi nhận những kết quả rất tích cực khi thu hút lượng quan tâm cao. Tuy nhiên những dấu hiệu bất thường từ hai cuộc đấu giá đất tại hai huyện Hoài Đức và Thanh Oai khiến nhiều người lo ngại hiện tượng “sốt đất ảo” sẽ tái diễn. Luật Đất đai 2024 với những quy định chặt chẽ, đặc biệt là việc siết phân lô bán nền sẽ giúp thị trường minh bạch và không còn “sốt” ảo.

Một trong những điểm quan trọng trong Luật Đất đai 2024 đó là bỏ "khung giá đất" và quy định xây dựng "bảng giá đất" hàng năm tiệm cận giá đất thị trường. Đây sẽ là cơ sở để điều chỉnh giá bất động sản ở tất cả loại hình, khắc phục việc định giá đất thấp hơn rất nhiều so với thị trường như hiện nay.

Ông Đào Trung Chính - Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Người dân cũng không phải quá lo lắng. Bảng giá làm sát giá thị trường sẽ góp phần cho việc khi chúng ta bồi thường, giao đất đảm bảo không thất thoát. Còn phải xem thêm nghị định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Bảng giá nó là như thế nhưng thu ở cái tỷ lệ như thế nào cho nó phù hợp thì Chính phủ còn phải ban hành nghị định nữa.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản chia sẻ: Trước đây, chúng ta cũng đã có các quy định về nguyên tắc thị trường rồi, nhưng lần này chúng ta có cơ chế để đảm bảo thực hiện. Ví dụ như cấp nghị định, chúng ta có cơ chế về phương pháp định giá đất, về các phương pháp thu thập để định giá được theo giá thị trường. Khi chúng ta triển khai hiệu quả thì vấn đề đấu giá đấu thầu các dự án giải phóng mặt bằng sẽ diễn ra nhanh, tạo ra nguồn cung khiến cho thị trường phát triển lành mạnh.”

Luật đất đai 2024 với những quy định chặt chẽ, đặc biệt là việc siết phân lô bán nền sẽ giúp thị trường minh bạch và không còn “sốt” ảo.

Hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng những tiện ích hiện đại sẽ gia tăng giá trị đất đai. Tuy nhiên, giá đất dù có tăng cũng sẽ vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát của khung giá đất mới. Tình trạng "sốt đất" sẽ không còn, từ đó giảm rủi ro trong giao dịch mua bán bất động sản.

Những nội dung sửa đổi trong Luật Đất đai sẽ giúp điều chỉnh việc tiếp cận đất đai theo hướng công khai, minh bạch.

PGS.TS Doãn Hồng Nhung Phó Trưởng ban pháp chế Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho hay: “Thực ra tình trạng 'sốt đất' thì nó sẽ theo chu kỳ của thị trường bất động sản, có những lúc nó trữ lạnh chuyển sang cấp đông hoặc là những cơn nóng trong các lĩnh vực, các phân khúc. Trong quá trình thực hiện thì chúng ta sẽ dùng cái biện pháp là từng bước kiểm soát những cái hoạt động liên quan đến giá đất, tránh những tình trạng thành phố bỏ hoang nhưng mà người dân thì lại không có nhà để ở.

Các chuyên gia cũng nhận định, những nội dung sửa đổi trong Luật Đất đai sẽ giúp điều chỉnh việc tiếp cận đất đai theo hướng công khai, minh bạch. Điều này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, loại trừ tình trạng “gom đất để đầu cơ”, lợi dụng “trả đất đấu giá cao để gây sốt ảo”, ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.