Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại khoảng 18.900 tỷ đồng

Theo Báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh thì có một người là nạn nhân của lừa đảo; thiệt hại do lừa đảo trực tuyến trong năm 2024 tại Việt Nam ước tính 18.900 tỷ đồng.

Báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng 2024 do Ban Công nghệ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thực hiện vào tháng 12/2024, với hơn 59.000 người tham gia.

Báo cáo cho biết, lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây hậu quả nặng nề. Số nạn nhân bị lừa đảo lớn nhưng số người có thể lấy lại được tiền rất nhỏ. Khi bị mắc bẫy lừa đảo, mặc dù 88,98% người dùng ngay lập tức cảnh báo, trao đổi với người thân bạn bè, nhưng chỉ có 45,69% có báo cáo với cơ quan chức năng.

Các hình thức lừa đảo phổ biến là dụ dỗ người dùng tham gia đầu tư, hứa hẹn lợi nhuận cao; mạo danh cơ quan, tổ chức, lừa thông báo trúng thưởng, khuyến mãi lớn. Bên cạnh các kịch bản tinh vi, các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo để tạo video, giọng nói nhằm xây dựng lòng tin từ nạn nhân; ứng dụng công cụ tự động (chatbot) để giao tiếp liên tục với nạn nhân…

Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng; có tới 66,24% người dùng xác nhận thông tin cá nhân bị sử dụng trái phép. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó 73,99% người dùng nhận định bị lộ lọt do cung cấp thông tin khi mua hàng trực tuyến; 62,13% cho rằng do chia sẻ thông tin trên mạng xã hội; 67% cho rằng lộ lọt trong quá trình sử dụng dịch vụ thiết yếu như nhà hàng, khách sạn, siêu thị.

Có tới 23,4% người dùng cho biết bị tấn công bởi mã độc ít nhất 1 lần trong năm, gây ảnh hưởng nhiều đến công việc của họ; trong đó có tới 9,65% người dùng đã bị tấn công bởi mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến thiết bị nhiễm mã độc là do người dùng cài đặt ứng dụng từ các nguồn không rõ ràng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

17 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong hai ngày 19 và 20/4 đã đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.