Lệch pha trong phát triển nhà ở tại TP.HCM

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, năm 2024, toàn bộ sản phẩm được mở bán trên thị trường bất động sản đều ở dạng cao cấp.

Thực trạng này đang gây nên sự lệch pha lớn về cung - cầu cho toàn thị trường. Giá nhà vẫn đang neo cao, vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội.

Điểm hình là giá nhà ở cao cấp tại TP.HCM rất cao, bình quân lên đến 9,39 tỷ đồng/căn, đây mới chỉ là giá nhà sơ cấp do chủ đầu tư đăng ký với Sở Xây dựng. Theo các chuyên gia bất động sản, vấn đề này cần sự điều tiết của Nhà nước.

Cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương cần phải có những khu vực dành cho dự án nhà ở vừa túi tiền để đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, đồng thời tăng cường các giải pháp để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng không được chính quyền cơ sở xử lý kịp thời.

4 tháng đầu năm nay, huyện Thanh Oai đã xử lý 175 trường hợp vi phạm đất đai; trong đó, đã xử lý dứt điểm 101 trường hợp, đang đôn đốc UBND các xã, thị trấn hoàn thiện hồ sơ, xử lý, cưỡng chế 74 trường hợp.

22 thửa đất tại 2 xã Hợp Tiến và Lê Thanh vừa được huyện Mỹ Đức đấu giá thành công với mức giá cao nhất 25,3 triệu đồng/m².

Quận Đống Đa đã công bố nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chi tiết Cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Vĩnh Hồ và phụ cận, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn hai phường Thịnh Quang và Trung Liệt vào hôm nay, 8/5.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, dừng thi công nếu phát hiện các vi phạm về an toàn xây dựng trên công trường xây dựng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội chi nhánh số 1 cho biết, đã thí điểm việc phân “luồng xanh” để xử lý hồ sơ đất đai nhằm giảm áp lực về việc tập trung đông người.